Luật Hôn Nhân Gia Đình

Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản như con ruột không?

Con nuôi có được hưởng thừa kế là vấn đề phổ biến hiện nay, nhiều người phân vân rằng việc quyền hưởng thừa kế của con nuôi với con đẻ có giống nhau không. Con nuôi trong trường hợp này được xác định là con nuôi được đăng ký hợp pháp theo thủ tục nhận nuôi con, cũng có thể là con nuôi không đăng ký theo pháp luật. Những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng thừa kế nấu không thuộc trường hợp không có quyền hưởng theo di chúc. Đối với thừa kế theo pháp luật thì phải xét theo hàng thừa kế. Để xác định được con nuôi có được hưởng thừa kết không hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Con nuôi có được hưởng thừa kế

Con nuôi có được hưởng thừa kế

Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập khi nào?

Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi;

Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện:

  1. Một là: Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
  2. Hai là: Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
  3. Ba là: Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Như vậy, để xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì cần thỏa mãn các quy định nêu trên.

Xét về điều kiện để nhận con nuôi thì người nhận phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi.

Con nuôi có được hưởng thừa kế như con ruột?

Thừa kế theo pháp luật

Theo Bộ luật dân sự năm 2015  trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Thứ nhất: theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015  quy định về người thừa kế theo pháp luật những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  2. Thứ hai: Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế kế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
  3. Thứ ba: Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015.

Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau khi chia thừa kế theo pháp luật mà không phân biệt con đẻ hay còn gọi là con ruột, con nuôi. Tuy nhiên nếu con nuôi không được đăng ký theo thủ tục nhận con nuôi thì họ sẽ không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc

Trường hợp người chết để lại di chúc hợp pháp với nội dung cho con nuôi được hưởng thừa kế thì trường hợp này con nuôi vẫn được hưởng thừa kế phần được chia trong di chúc. Trường hợp người chết để lại toàn bộ tài sản trong di chúc hợp pháp nhưng không có phần chia cho con nuôi thì họ không được hưởng phần di sản thừa kế. Trừ trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. 

>>>Xem thêm: Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế không?

hàng thừa kế theo quy định pháp luật

Hàng thừa kế theo quy định pháp luật

Trường hợp không được hưởng thừa kế 

Khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 620 và 621 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể các trường hợp bao gồm:

  1. Thứ nhất, người thừa kế từ chối nhận di sản trước thời điểm phân chia di sản. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  2. Thứ hai, những người không được hưởng quyền thừa kế theo quy định:
  •  Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Là con đẻ hay con nuôi, hay bất cứ ai theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu vi phạm một trong bốn quy định nêu trên cũng sẽ bị tước quyền thừa kế.

Luật sư tư vấn thừa kế cho con nuôi

Để hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý về chia di sản thừa kế, luật sư thực hiện các công việc:

  • Tư vấn các quy định về thừa kế của con nuôi;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục về chia thừa kế và khởi kiện vụ án về chia thừa kế
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng;
  • Đại diện khách hàng làm việc với Tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Các công việc liên quan khác.

Tư vấn thừa kế cho con nuôi

Tư vấn thừa kế cho con nuôi

Con nuôi có đăng ký theo thủ tục nhận con nuôi sẽ được nhận di sản thừa kế như con đẻ. Trường hợp không có đăng ký việc nuôi con thì con nuôi chưa đăng ký sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc. Nếu khách hàng cần tư vấn về chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hãy liên hệ hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn thừa kế kịp thời.

>> Bài viết liên quan hưởng thừa kế có thể bạn quan tâm:

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết

2 thoughts on “Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản như con ruột không?

  1. Avatar
    Huỳnh Ngọc Tân says:

    Tôi tên T sinh năm 1961, khi tôi được 1 tuổi thì mẹ mất, cha tôi hoạt động CM nên bị chính quyền Ngụy bắt ở tù từ năm 1961 đến 1967. Khi chị tôi theo chồng thì 3 năm sau (1968) tôi cũng theo gia đình chị tôi để sinh sống, chăm giữ các cháu. Chị tôi sinh được 6 người con. Cho đến năm 1992 khi tôi lập gia đình tôi mới cắt hộ khẩu ra riêng (hộ khẩu của tôi trong gia đình chị tôi từ 1976 đến 1992). Mặc khác trong giấy khai sinh của tôi đăng ký với UBND xã năm 1976 tên chị tôi là người đứng khai, chồng chị tôi là người làm chứng thứ 1, và một người hàng xóm là người làm chứng thứ 2. Vì năm 1976 chưa có mẫu giấy khai sinh con nuôi nên đầu giấy chỉ ghi Giấy khai sinh bản chính. Vậy tôi có được hưởng quyền lợi như con nuôi không?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Ngọc Tân! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi là kể từ thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về các hành vi bị cấm, theo đó:
      “Điều 13. Các hành vi bị cấm
      6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.”
      Do đó bạn không được hưởng quyền lợi như con nuôi theo quy định của pháp luật.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *