Luật Hôn Nhân Gia Đình

Thủ Tục Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hiện nay là vấn đề không còn xa lạ khi giữa vợ và chồng bất đồng quan điểm trong quản lý, sử dụng tài sản chung hoặc có mâu thuẫn về tình cảm, song không muốn ly hôn nhưng muốn độc lập về tài chính hoặc do nhiều lý do khác. Pháp luật hiện hành không cấm vấn đề này. Vậy thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Nguyên tắc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có thể chia một phần hay toàn bộ tài sản chung theo một trong hai cách dưới đây:

Vợ chồng tự thỏa thuận. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản, được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu, bất động sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì thỏa thuận phải được công chứng theo quy định pháp luật. Còn đối với các loại tài sản khác thì không bắt buộc công chứng mà chỉ do thỏa thuận giữa hai vợ chồng hoặc do yêu cầu của một bên muốn công chứng văn bản phân chia tài sản chung này.

Về nguyên tắc phân chia tài sản chung sẽ tuân thủ theo thỏa thuận của vợ, chồng trừ trường hợp thỏa thuận này vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Hồ sơ công chứng được quy định tại Điều 40, khoản 1 Điều 63 Luật Công chứng 2014 bao gồm những giấy tờ sau: phiếu yêu cầu công chứng, bản chính thỏa thuận phân chia tài sản, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và các giấy tờ có liên quan.

Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

>>Xem thêm: Người ngoại tình có bị mất tài sản chung khi ly hôn không?

Quy định chia tài sản chung của vợ chồng

Nguyên tắc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ có trong hồ sơ.

Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn thủ tục cho vợ, chồng; giải thích về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hai bên, ý nghĩa và hậu quả khi tham gia thỏa thuận chia tài sản.

Bước 4: Công chứng viên kiểm tra dự thảo thỏa thuận.

Bước 5: Vợ, chồng tự đọc lại dự thảo thỏa thuận. Nếu đồng ý toàn bộ nội dung thì kí vào từng trang của thỏa thuận.

Bước 6: Công chứng viên đối chiếu dự thảo thảo thuận với bản chính và ghi lời chứng, kí vào từng trang của thỏa thuận.

Bước 7: Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ.

Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, trường hợp hai bên có thỏa thuận và có ghi nhận thời điểm trong văn bản thì thời điểm được ghi nhận đó là thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. Nếu văn bản không ghi nhận thì hiệu lực của việc chia tài sản chung được tính từ ngày lập văn bản.

Với việc công chứng thỏa thuận, ngoài phí công chứng, hai bên còn có thể phát sinh thù lao công chứng và chi phí khác.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc; đối với thỏa thuận có nội dung phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc, thỏa thuận sẽ được công chứng. Tính từ thời điểm đó, tài sản chung của vợ, chồng ghi nhận trong thỏa thuận sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người. Vợ, chồng có quyền đối với tài sản riêng như hưởng hoa lợi, lợi tức,…

Trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp chia tài sản chung

Về nguyên tắc, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do Tòa giải quyết thì sẽ áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng như khi ly hôn căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp chia tài sản nói chung và yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nói riêng thường bao gồm các loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận kết hôn; các giấy tờ chứng nhận tài sản chung của vợ, chồng, …

Thủ tục giải quyết tranh chấp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trải qua các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại TAND cấp huyện một trong hai nơi vợ, chồng cư trú và làm việc.

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày từ ngày nhận đơn, Chánh án phân công Thẩm phán xem xét đơn. Trong vòng 05 ngày từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn kiện, Tòa án ra một trong các quyết định thụ lý vụ tranh chấp, chuyển đơn khởi kiện hoặc trả lại đơn kiện. Đồng thời đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn.

Bước 3: Tiến hành hòa giải (trường hợp Tòa án thụ lý vụ án), trừ những trường hợp không được hòa giải. Trường hợp hòa giải thành công, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ngược lại.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Thẩm phán đưa ra một trong các quyết định công nhận thỏa thuận của hai bên, tạm đình chỉ, đình chỉ hay đưa tranh chấp ra giải quyết.

Bước 5: Mở phiên tòa xét xử và đưa ra cách phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Thời điểm có hiệu lực của việc Tòa án chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sẽ là thời điểm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Khi khởi kiện yêu cầu giải quyết tại Tòa, các bên thường phải chịu các loại phí như chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, đo đạc và định giá tài sản, án phí dân sự sơ thẩm,…

Trường hợp yêu cầu Tòa giải quyết thường sẽ không giới hạn được khoảng thời gian cụ thể thời điểm Toà thụ lý cũng như đưa ra bản án, quyết định cuối cùng. Do đó, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung kéo theo thời điểm vợ, chồng được xác lập quyền đối với tài sản được chia, hưởng hoa lợi, lợi tức là không thể biết trước.

Tòa án giải quyết tranh chấp chia tài sản chung

Tòa án giải quyết tranh chấp chia tài sản chung

Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến chia tài sản chung

Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến chia tài sản chung cung cấp các dịch vụ pháp lý và tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ vợ chồng trong quá trình chia tài sản sau khi ly hôn hoặc kết thúc mối quan hệ hôn nhân. Các dịch vụ này có thể bao gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn nội dung văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn soạn thỏa văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn hình thức văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Soạn thảo, rà soát, chỉnh sửa văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn các trường hợp vô hiệu văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn phương hướng giải quyết khi văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu
  • Tư vấn thủ tục công chứng văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Đại diện khách hàng giải quyết giải quyết tranh chấp liên quan chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, việc chia tài sản chung khi có sự phân chia là một quy trình phức tạp và quan trọng. Thủ tục này thường đòi hỏi sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc thông qua quyết định của tòa án nếu hai bên không thể đạt được sự đồng thuận. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết