Luật Hình Sự

Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ?

Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ không? Đây là vấn đề nhiều người quan tâm khi cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy theo quy định của pháp luật thì chứng cứ là gì và TIN NHẮN CHỤP MÀN HÌNH có được sử dụng làm chứng cứ không? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng như sau.

Chứng cứ là gì?

hotline tư vấn luật 1900636387

Chứng cứ là gì?

Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Nguồn của chứng cứ

Căn cứ Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định

Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Quy định pháp luật về xác định chứng cứ

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
  • Thông điệp dữ liệu điện tử đượcthể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
  • Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
  • Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Tin nhắn chụp màn hình có được sử dụng làm chứng cứ không?

Tin nhắn chụp màn hình có được sử dụng làm chứng cứ không?

Theo quy định hiện hành tin nhắn là một dạng Thông điệp dữ liệu (Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005)

Đồng thời, tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ, có giá trị như các nguồn chứng cứ khác.

Từ những quy định trên có thể thấy tin nhắn chụp màn hình điện thoại cũng có thể được coi là một chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên để được xem là chứng cứ thì nó cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tính khách quan: Tin nhắn này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệnh, biến dạng, đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…
  • Tính hợp pháp: Tin nhắn này phải được thu thập đúng luật, trong cả quá trình khám xét, thu giữ vật chứng, sử dụng công nghệ được cơ quan pháp luật công nhận, để sao lưu dữ liệu, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu làm chứng cứ. Cơ quan điều tra phải thu thập theo đúng thủ tục tố tụng hình sự
  • Tính liên quan của chứng cứ: Tin nhắn chụp màn hình điện thoại thu được có liên quan đến hành vi phạm tội, được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án về không gian, thời gian hình thành, nội dung tin nhắn chứa thông tin về đối tượng, hành vi phạm tội, nơi hoạt động của đối tượng, nguồn gốc và nội dung tin nhắn, công nghệ thanh toán thẻ, nạn nhân, thiệt hại…

Có nên thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự

Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình quý khách hàng cần được luật sư tư vấn trong vụ án hình sự, theo đó luật sư sẽ trực tiếp thực hiện các công việc như sau:

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ.
  • Đóng vai trò là người bảo vệ cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
  • Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

>>Xem thêm: Các phương án bào chữa của luật sư trong một vụ án hình sự

Vai trò của luật sư

Bài viết trên đã nêu những vấn đề pháp lý cơ bản về vấn đề Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ? Quý bạn đọc nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên và cần sử dụng dịch vụ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của công ty chúng tôi vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết