Luật Hình Sự

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có bị ở tù không?

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có bị ở tù không là một câu hỏi cần thiết được đặt ra bởi bên cạnh hành vi xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu tài sản thì hành vi tiêu thụ tài sản phạm tội cũng cần được xử lý. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có bị ở tù không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau theo quy định pháp luật hình sự. Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin.

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có bị ở tù không?Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có bị ở tù không?

Tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?

Tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là:

  • Tài sản do người khác phạm tội mà có được định nghĩa là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
  • Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
  • Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC do Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tư Pháp – Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao – Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ban hành ngày 30/11/2011.

Yếu tố cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Mặt chủ quan

  • Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, cụ thể là họ nhận thức rõ tài sản do người khác phạm tội mà có mà vẫn thực hiện việc tiêu thụ tài sản.
  • Cần lưu ý về việc thỏa thuận tiêu thụ tài sản trước giữa người phạm tội và người tiêu thụ tài sản. Người tiêu thụ lúc này được xem là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức chứ không phải là hành vi tiêu thụ tài sản. Có nghĩa là nếu đã có thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau nhưng trước đó người này đã từng chứa chấp, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có thì được coi là đồng phạm.
  • Trong trường hợp nếu như người chứa chấp hoặc tiêu thụ không biết hoặc không buộc phải biết về việc tài sản do phạm tội mà có thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Mặt khách quan

Hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Trong đó chứa chấp tài sản là hành vi cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản, cho để nhờ, cho thuê địa điểm để che giấu, cất giấu, bảo quản tài sản đó ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được. Còn tiêu thụ tài sản là hành vi mua bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC do Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tư Pháp – Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao – Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ban hành ngày 30/11/2011.

Chủ thể của tội phạm

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Khách thể

Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Ngoài ra còn xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Phạt tù đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

Phạt tù đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tộiPhạt tù đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

Hình phạt chính:

Khung hình phạt cơ bản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Luật sư xin giảm nhẹ hình phạt tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Luật sư xin giảm nhẹ hình phạt Luật sư xin giảm nhẹ hình phạt

  • Tư vấn pháp lý về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có;
  • Soạn thảo đơn từ, biểu mẫu theo yêu cầu khách hàng;
  • Gửi cho Tòa án và các cơ quan liên quan;
  • Nhận ủy quyền, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Luật sư tham gia trực tiếp quá trình tố tụng vụ án tại Tòa với tư cách là người bào chữa.
  • Thực hiện bào chữa và đưa ra các hướng xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất cho thân chủ

Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi cần bị xử lý bên cạnh hành vi xâm phạm sở hữu. Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về yếu tố cấu thành tội phạm cũng như mức phạt cho người phạm tội. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Hình sự tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 375 bài viết

error: Content is protected !!