Luật Dân sự

Tiền lãi chậm thanh toán bồi thường thiệt hại do vi phạm

Tiền lãi chậm thanh toán bồi thường thiệt hại do vi phạm là vấn đề phức tạp, thường gặp trong tranh chấp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ. Nhằm giúp Quý bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết về số tiền thanh toán, mức lãi suất, thời điểm bắt đầu tính lãi,… trong phạm vi bài viết dưới đây.

Tiền lãi chậm thanh toán

Tiền lãi chậm thanh toán

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Có hành vi vi phạm

Hành vi vi phạm ở đây có thể là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc thực hiện nhưng trái với quy định của pháp luật.

Có thiệt hại xảy ra

  • Bồi thường thiệt hại có bản chất là một biện pháp nhằm khắc phục hậu quả mang tính chất đền bù do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, trách nhiệm bồi thường sẽ không thể phát sinh nếu không có thiệt hại xảy ra;
  • Theo quy định tại Điều 304 Luật Thương mại năm 2005, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm

  • Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng và ngược lại, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại;
  • Những thiệt hại gián tiếp xuất hiện do tác động của hành vi vi phạm không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Đối với hợp đồng thương mại, theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005, giá trị bồi thường bao gồm:

  • giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; và
  • khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Đối với hợp đồng dân sự thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo Điều 361 và Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm:

  • Thiệt hại về vật chất: là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể;
  • Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
  • Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Mức lãi suất chậm trả theo quy định pháp luật

Cách tính lãi suất chậm trả theo Luật Thương mại năm 2005

Nếu tranh chấp hợp đồng giữa các bên thuộc đối tượng áp dụng của Luật Thương mại năm 2005 thì:

  • Mức lãi suất chậm trả sẽ xác định theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005;
  • Mức lãi suất sẽ căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Cách tính lãi suất chậm trả theo Bộ luật dân sự năm 2015

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất chậm trả được xác định như sau:

  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, tức là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền còn nợ;
  • Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, tức là bằng 10%/năm của khoản tiền nợ.

Mức lãi suất chậm trả

Mức lãi suất chậm trả

Tư vấn về tiền lãi chậm thanh toán bồi thường thiệt hại do vi phạm

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm, tiền lãi chậm thanh toán và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn xác định xác định lãi suất chậm trả;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
  • Soạn thảo các đơn từ liên quan, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và tiền lãi chậm thanh toán trong trường hợp cần thiết;
  • Cử luật sư đại diện tham gia tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
  • Các công việc liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là thông tin cụ thể về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, tiền lãi do chậm thanh toán và mức lãi suất chậm trả theo quy định pháp luật mà CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT vừa cung cấp đến Quý bạn đọc. Quý bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ đến từ dịch vụ luật sư uy tín, chất lượng của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn với các giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách. Xin chân thành cám ơn!

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết