Luật Doanh Nghiệp

Thực hiện thủ tục M&A có cần Luật sư không?

Thực hiện thủ tục M&A có cần Luật sư không? Thủ tục sáp nhập và mua lại (M&A) chỉ xuất hiện ở Việt Nam mới đây và nhanh chóng thu hút được sự quan tâm. Các thương vụ thực hiện thủ tục M&A ngày càng phổ biến hiện nay là minh chứng cho thấy sự phù hợp của loại hình này. Vậy Luật sư có có vai trò gì trong lúc thực hiện hợp đồng M&A, các thủ tục xin chấp thuận góp vốn hay đầu tư mới…? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này.

Thực hiện thủ tục M&A có cần luật sư không?

Thủ tục M&A là gì

Thủ tục M&A

M&A là viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại 1 phần (số cổ phần) hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác. Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần chỉ là sở hữu cổ phần, mà nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị sáp nhập/mua lại.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những điều khoản đề cập đến hoạt động M&A như sau:

  • ​​Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 17
  • Mua lại phần vốn góp được quy định tại Điều 51
  • Bán cổ phần được quy định tại Điều 126
  • Chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 127

Xem thêm: Phòng ngừa rủi ro pháp lý khi tranh chấp tài sản Doanh nghiệp trong quá trình M&A

Các giai đoạn của M&A

Bước chuẩn bị:

  • Ký kết thỏa thuận bảo mật (NDA).
  • Ký tư vấn (với bên pháp lý và tài chính, kiểm toán).
  • Ký kết thỏa thuận sơ bộ (Term Sheet).
  • Gửi Thư chào bán/ chào mua không ràng buộc (Non-Binding Offer)/ Thư ngỏ (Letter of Intent).

Các hoạt động trước khi ký kết:

  • Thực hiện thẩm định (pháp lý, tài chính).
  • Định giá giao dịch/ thương vụ.
  • Gửi Thư chào bán/ chào mua ràng buộc.
  • Soạn thảo và đàm phán các tài liệu giao dịch.

Ký kết:

  • Ký kết tài liệu giao dịch.
  • Đặt cọc/ Ký quỹ (tùy trường hợp).

Trước Kết thúc (Pre-Closing):

  • Đạt được những chấp thuận theo quy định (ví dụ: Nhận được chấp thuận về việc góp vốn/ mua cổ phần/ phần vốn góp).
  • Chấp thuận của bên thứ 3 (Ngân hàng, Người lao động, Chủ nợ, Bên cung cấp,…).
  • Đáp ứng các điều kiện tiên quyết khác.

Kết thúc:

  • Thanh toán giá mua
  • Chuyển giấy chứng nhận sở hữu cổ phần/ sổ đăng ký cổ đông (bản sao)
  • Giao các tài liệu kết thúc

Sau kết thúc:

  • Thanh toán số tiền còn lại
  • Đạt được các thoả thuận sau kết thúc (ví dụ: Hạn chế chuyển nhượng,…)
  • Đạt được các chấp thuận theo quy định sau đó (ví dụ: Thay đổi tên trên giấy phép con,…)

Các giai đoạn thực hiện thủ tục M&A là rất phức tạp

Các công việc khi thực hiện thủ tục M&A

Rà soát, kiểm tra các vấn đề liên quan

Tính phức tạp, rủi ro của giao dịch M&A đòi hỏi các công ty phải có sự tham vấn ý kiến từ các Luật sư dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động M&A. Các Luật sư sẽ xem xét bao quát chung, đưa ra những ý kiến chuyên môn về mặt pháp lý trong việc thực hiện các giao dịch M&A. Nói cách khác, các Luật sư sẽ đóng vai trò tư vấn chiến lược và cũng có thể là người tham gia đàm phán trong thương vụ M&A khi được khách hàng của mình yêu cầu, đề nghị.

Định giá và thương lượng giá trị mua bán

Thẩm định tài chính: tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, cho vay, ổn định dòng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và thu hồi nợ,..

Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tình trạng pháp lý, vốn góp và tình trạng của cổ đông, quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu. chi tiêu, tài sản, lao động, dự án,…

Kết quả của báo cáo thẩm định chi tiết đóng một vai trò rất quan trọng đối với Người mua, giúp Người mua lập kế hoạch và hiểu được hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp mà anh ta dự định mua lại. Trên thực tế, đây là bước quyết định liệu một thỏa thuận Thủ tục M&A có được tiến hành hay không.

Các rủi ro khi thực hiện thủ tục M&A

Các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch trong một thương vụ M&A chủ yếu là rủi ro về mặt pháp lý và rủi ro về mặt tài chính, cụ thể như:

  • Doanh nghiệp bên bán thổi phồng hóa giá trị doanh nghiệp, liên quan tới doanh thu, lợi nhuận… gây ảnh hưởng tới quá trình định giá doanh nghiệp.
  • Cấu trúc giao dịch M&A không phù hợp, không đầy đủ giấy tờ hợp pháp để tiến hành giao dịch.
  • Các bên không đánh giá được hết những rủi ro liên quan, dẫn tới thua lỗ hoặc thất bại trong quá trình giao dịch.
  • Giao dịch M&A nhằm mục đích rửa tiền từ nhà đầu tư nước ngoài hoặc mục đích khác hoặc giao dịch M&A để che giấu một giao dịch khác… Các giao dịch này có nguy cơ bị rút giấy chứng nhận đầu tư nếu không chứng minh được tính minh bạch.
  • Không đánh giá được những rủi ro liên quan tới tranh chấp tiềm năng. Ví dụ: tranh chấp liên quan tới lao động sau khi giao dịch M&A.

Cần phải nhận biết các rủi ro trong M&A

Có cần Luật sư khi tiến hành M&A

Thủ tục M&A là một hoạt động đầu tư phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh… Do đó, hoạt động M&A là một hoạt động rất cần sự tham gia, tư vấn của nhiều Luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như pháp luật, thương hiệu, tài chính để đảm bảo một giao dịch diễn ra thuận lợi và thành công.

Với vai trò là chuyên gia tư vấn M&A, Luật sư sẽ có một số nhiệm vụ nhất định sau:

  • Tư vấn về khía cạnh pháp lý
  • Phân tích các tiềm năng của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xác định mức độ chính xác của thông tin
  • Phân tích và dự báo các rủi ro

Để tránh rủi ro và đảm bảo giao dịch M&A diễn ra thuận lợi, thành công. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong hoạt động M&A, Chuyên tư vấn luật tự tin sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Quý khách có nhu cầu, thắc mắc về giao dịch M&A hoặc các vấn đề pháp lý khác có thể liên hệ với chúng tôi qua TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87. để được luật sư doanh nghiệp tư vấn hỗ trợ.

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết