Luật Đất Đai

Thực hiện cưỡng chế khi chưa nhận đất tái định cư đúng hay sai?

Thực hiện cưỡng chế khi chưa nhận đất tái định cư đúng hay sai? Theo pháp luật, cưỡng chế thi hành là biện pháp bắt buộc cá nhân phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có HIỆU LỰC của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Vậy trường hợp thực hiện cưỡng chế đối với đất chưa nhận đất tái định cư có hợp pháp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc dưới góc nhìn pháp lý.

Cưỡng chế khi chưa nhận đất tái định cư

Pháp luật quy định về tái định cư

Tái định cư là một chính sách ổn định và bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo quy định. Khi bị thu hồi đất, chính phủ sẽ bồi thường và hỗ trợ tái định cư theo mức hợp lý hoặc cấp nhà xây sẵn có thể là nhà tái định cư chung cư hoặc nhà tái định cư liền kề mặt đất.

Hiện tại, chính sách tái định cư cũng được phân loại theo nhiều loại với các tiêu chí khác nhau như:

  • Tái định cư theo hình thức
  • Tái định cư theo nguyện vọng

Đất tái định cư là đất được Nhà nước giao để bồi thường cho việc thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất để ổn định cuộc sống. Do đó, đất tái định cư hợp pháp là đất thổ cư có đủ quyền sở hữu để được cấp cho chủ sở hữu mới. Do đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên người thụ hưởng có quyền sử dụng đất hợp pháp như các loại đất thổ cư thông thường khác.

Do được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất tái định cư có thể được tách ra khỏi sổ đỏ nếu đáp ứng các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục tách sổ đỏ …

Cưỡng chế trong đất đai được quy định như thế nào?

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất

Căn cứ vào khoản 1 Điều 71 Luật đất đai 2013, khi cơ quan nhà nước cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Thẩm quyền ban hành quyết định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất

  • Khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng và tái định cư, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục sau:
  • Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
  • Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
  • Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Có được thực hiện cưỡng chế khi chưa nhận đất tái định cư?

Cưỡng chế thu hồi đất

Điều kiện cưỡng chế

Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật đất đai 2013, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Như vậy lúc này, khi chưa nhận đất tái định cư tức là chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên người thụ hưởng không có quyền sử dụng đất hợp pháp như các loại đất thổ cư thông thường khác. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền không có quyền thực hiện cưỡng chế đối với đất này

Khiếu nại hành vi

Theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì bạn có thể khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính.

Việc thu hồi đất của gia đình phải có quyết định thu hồi. Đây là đối tượng khiếu nại, khởi kiện thứ nhất.

Việc cưỡng chế đất phải ra quyết định cưỡng chế. Đây là hành vi hành chính, đối tượng khiếu nại, khởi kiện thứ hai.

Tóm lại, có thể chọn hai cách: Một là khiếu nại, hai là khởi kiện trực tiếp ra tòa án có thẩm quyền khi không chấp nhận hành vi, quyết định cưỡng chế.

Luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai về đất tái định cư

Luật sư hỗ trợ tư vấn

  • Tư vấn các trường hợp được thu hồi đất, điều kiện để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất tái định cư;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
  • Soạn thảo đơn khiếu nại quyết định thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thực hiện cưỡng chế khi chưa nhận đất tái định cư đúng hay sai?. Nếu quý khách có nội dung còn vướng mắc về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi  đất hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết