Luật Thừa Kế

Xử lý thế nào khi gia đình có người không thỏa thuận chia tài sản thừa kế

Không phải lúc nào việc chia thừa kế cũng dễ dàng, nhiều trường hợp một số thành viên không thỏa thuận chia di sản thừa kế dẫn đến việc chia di sản thừa kế kéo dài và xảy ra nhiều bất đồng. Khi rơi vào trường hợp như thế này chúng ta cần giải quyết như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài tư vấn sau.

 Thỏa thuận rõ ràng về phân chia tài sản sẽ hạn chế tranh chấp khi thừa kế
Thỏa thuận rõ ràng về phân chia tài sản sẽ hạn chế tranh chấp khi thừa kế

Thừa kế theo di chúc

  • Theo Điều 624 BLDS 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc

  • Pháp luật quy định người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  • Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quyền của người lập di chúc

Người làm chứng có các quyền tại Điều 626 BLDS 2015:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người hưởng thừa kế
  • Phân chia di sản cho những người thừa kế, dành một phần di sản để di tặng, thờ cúng;
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Hình thức của di chúc

Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
  • Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630.
  • Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Di chúc miệng phải được chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (trong thời hạn 05 ngày làm việc), kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.

Thừa kế theo pháp luật

Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật

Khoản 1 Điều  650 BLDS 2015 liệt kê các trường hợp thừa kế theo pháp luật:

  • Không có di chúc.
  • Di chúc không hợp pháp.
  • Những thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được thừa kế theodi chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Hàng thừa kế là gì?

Trong trường hợp người chết không để lại di chúc, thì di sản của người đó sẽ được chia theo thứ tự thừa kế. Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, có ba hàng thừa kế gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cách chia thừa kế theo pháp luật:

Các trường hợp chia di sản thừa kê theo pháp luật
Các trường hợp chia di sản thừa kê theo pháp luật

Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo tinh thần tại khoản 2 và 3 Điều 651 BLDS 2015:

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Lưu ý: Những trường hợp sau đây được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, với mức thừa kế bằng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định này không áp dụng với trường hợp người từ chối nhận di sản theo Điều 620 và những người không được quyền hưởng di sản theo Điều 621.

Xử lý khi có người không thỏa thuận chia thừa kế

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bước đầu tiên cần xác định việc chia thừa kế trên là chia theo di chúc hay chia theo pháp luật. Nếu chia theo pháp luật cần tiến hành:

  • Xác định hàng thừa kế của những người nhận thừa kế;
  • Xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi người nhận thừa kế, đặc biệt là thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 658 BLDS 2015, bao gồm các nghĩa vụ và chi phí liên quan đến thừa kế;
  • Xác định trình tự để tiến hành phân chiadi sản gồm: Họp mặt những người thừa kế (theo Điều 656); cử ra người  phân chiadi sản theo pháp luật (khoản 1 Điều 657).
  • Người quản lý di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản; phương thức phân chia di sản: Chia bằng hiện vật, hay giá trị thành tiền của hiện vật. (khoản 2 Điều 660)

Lưu ý:

  • Việc yêu cầu chia di sản thừa kế có thể hoãn lại trong thời hạn không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm).
  • Đó là trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình. (Điều 661); bên còn sống có quyền yêu cầu xác định lại phần di sản mà những người thừa kế được hưởng.

Khi không thỏa thuận chia thừa kế, cần tiến hành thỏa thuận, bởi lẽ quy định của BLDS 2015 tôn trọng và ưu tiên thỏa thuận của các đồng thừa kế (trường hợp này là thành viên gia đình). Nếu không thỏa thuận được, các bên có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế.

Thỏa thuận phân chia di sản giữa các thành viên trong gia đình
Thỏa thuận phân chia di sản giữa các thành viên trong gia đình

Việc không thỏa thuận có là căn cứ để khẳng định người đó không được thừa kế?

Căn cứ theo Điều 9 BLDS 2015, thì việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nói cách khác, việc một thành viên trong gia đình không thỏa thuận về việc chia di sản không đồng nghĩa với việc ngườiđó từ chối nhận di sản.

Theo khoản 2 và 3 Điều 620 BLDS 2015, thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến những người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. Việc từ chối phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản, ví dụ như gửi văn bản.

Lưu ý: người thừa kế không được từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

Trên đây là bài viết phân tích một số khía cạnh của việc thừa kế theo pháp luật và cách chia, cùng một vài lưu ý nhỏ. Quý độc giả nếu có chưa rõ thông tin hoặc gặp vấn đề về thừa kế có thể liên hệ đến hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

Có thể bạn quan tâm:

5 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết