Luật Thừa Kế

Thủ tục gửi giữ di chúc theo quy định của pháp luật

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí các nhân nhằm phân chia di sản của mình sau khi chết. Một trong những điều kiện để di chúc có hiệu lực là người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn do đó nhiều người đã lựa chọn việc lập di chúc sớm và tiến hành thủ tục giữ giữ di chúc để bảo đảm giá trị hiệu lực của di chúc.

Thủ tục gửi giữ di chúc theo quy định của pháp luật

Lập di chúc

Giữ di chúc là gì?

Gửi giữ di chúc là việc người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Người nhận gửi giữ di chúc có trách nhiệm công bố di chúc khi người lập di chúc chết, trừ trường hợp người lập di chúc chỉ định người công bố di chúc.

Căn cứ Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015)

gửi giữ di chúc

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

>> Xem thêm: Bảo quản và công bố di chúc

Gửi giữ di chúc ở đâu? Ai có thể nhận giữ di chúc?

Theo quy định của Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) lưu giữ di chúc của mình.

Ngoài tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc còn có thể gửi giữbất kỳ cá nhân nào mà mình tin tưởng.

Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

  • Giữ bí mật nội dung di chúc;
  • Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
  • Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

 

gửi giữ di chúc tại văn phòng công chức

Gửi giữ di chúc tại Văn phòng Công chứng

>>Xem thêm: Người giữ di chúc là người hưởng di chúc thì có trái luật không?

Điều kiện của gửi giữ di chúc

  • Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
  • Nếu tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác 
  • Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
  • Cá nhân nhận giữ di chúc có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ theo khoản 3 Điều 641 BLDS 2015

Căn cứ: Điều 60 Luật Công chứng 2014,  Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015

>>Xem thêm: Di chúc viết tay có người làm chứng thì có hiệu lực hay không?

 

Phí, lệ phí giữ gửi di chúc

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên. Thì mức phí khi thu nhận giữa di chúc là 100 ngàn đồng/ trường hợp.

>> Xem thêm: Nội dung di chúc có thể thay đổi được không?

Trên đây là một số thông tin về thủ tục gửi giữ di chúc mà chúng tôi cung cấp quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề pháp lý liên quan xin liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết