Luật Thừa Kế

Thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc

Người lập di chúc được quyền định đoạt đối với di sản thừa kế của mình cũng như xác định người thừa kế cùng với nghĩa vụ tài sản tương ứng của họ. Vậy thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan

Thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc

Thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc

>>> Xem thêm: Để lại di tặng đất đai bằng di chúc có được không?

Quy định về di tặng trong thừa kế

Tại Điều 671 Bộ Luật dân sự có quy định về di tặng như sau:

  • Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
  • Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Người lập di chúc được thực hiện những quyền sau đây theo quy định của Điều 626 BLDS 2015:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy việc dành một phần tài sản để di tặng là một quyền luật định của người lập di chúc dành tặng di sản cho những người khác. Việc di tặng này phải được ghi rõ trong di chúc để làm căn cứ xác nhận rõ ràng, minh bạch quyền của người được nhận di sản di tặng cũng như thể hiện rõ ý chí của người để lại di tặng hay người lập di chúc.

Đối tượng nhận di tặng

Đối tượng nhận di sản thừa kế

Đối tượng nhận di sản thừa kế

  • Chủ thể được nhận di tặng có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức, miễn là đáp ứng đủ điều kiện trên đây và được ghi trong di chúc của người để lại di sản thừa kế
  • Để trở thành người nhận phần di tặng, nếu người được phần di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ: Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS)

Nghĩa vụ của người nhận di tặng

Do phần di tặng là tài sản từ di sản thừa kế mà người lập di chúc muốn tặng cho người nhận nó, nên người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng

Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Căn cứ: Điều 615 BLDS 2015

>>> Xem thêm: Phân Chia Di Sản Không Phụ Thuộc Vào Di Chúc

Thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm:

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần…
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu,…
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật)
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có)

Quy trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Căn cứ quy định tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014, Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP

  • Người thừa kế hoặc người được ủy quyền liên hệ tổ chức công chứng và xuất trình HỒ SƠ theo quy định.
  • Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
  • Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó hoặc nơi có bất động sản là di sản.
  • Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Khi đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế trên, người được hưởng di sản phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật:

  • Đối với tài sản là đất đai, nhà cửa thì người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tại nơi có đất
  • Đối với tài sản là ô tô, xe máy thì người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký tại Cơ quan đăng ký xe.

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Chuyện Tư Vấn Luật cùng với đội ngũ chuyên viên pháp lý có kiến thức chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến thừa kế:

  • Thừa kế theo di chúc: Hình thức, nội dung di chúc; di chúc hợp pháp; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, thủ tục lập di chúc, hiệu lực di chúc, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng,…
  • Thừa kế theo pháp luật: Hàng thừa kế, thừa kế thế vị,
  • Thanh toán và phân chia di sản: Thứ tự ưu tiên thanh toán, phân chia di sản theo di chúc, pháp luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Thủ tục giải quyết tài sản được di tặng theo di chúc. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết