Luật Thừa Kế

Tư vấn quyền thừa kế của con sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Quyền thừa kế của con sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có khác với những đứa trẻ sinh ra tự nhiên không là một vấn đề phát sinh đang cần được giải đáp. Ngày càng có nhiều người áp dụng phương pháp  sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng chưa hiểu hết các quy định pháp luật về quyền mà đứa trẻ sinh ra bằng các kỹ thuật này có. Chính vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về cách xác định cha mẹ ruột và áp dụng vào quyền thừa kế của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Thế nào là người con sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (sau đây gọi tắt là LHNGĐ 2014) thì:

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Qua đó có thể thấy sinh con bằng các kỹ thuật y học hiện đại là việc áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ. Hiện nay, có hai phương pháp mà pháp luật điều chỉnh là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Đứa trẻ sinh ra bằng việc các phương pháp thụ thai trên chính là người sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Những trường hợp được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì

Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trong đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 10/2015 NĐ-CP thì:

  • Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai

Như vậy, chỉ có hai nhóm đối tượng được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là phụ nữ độc thân và vợ chồng vô sinh theo quy định trên.

Xác định cha, mẹ trong trường hợp người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Mang thai hộ

Mang thai hộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng như sau:

  • Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
  • Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
  • Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
  • Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Theo đó, đối với trường hợp, con sinh ra khi người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ chính là mẹ của đứa trẻ và đứa trẻ cũng sẽ không có quan hệ gì với người cho tinh trùng. Hay nói cách khác, đứa trẻ này sẽ chỉ có mẹ mà không có bố như những đứa trẻ thông thường.

Còn đối với trường hợp con sinh ra khi vợ chồng áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì cách xác định cha mẹ sẽ được áp dụng theo các quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014 khi đứa trẻ là do chính người vợ sinh và Điều 94 LHNGĐ 2014 khi cặp vợ chồng này nhờ mang thai hộ. Theo đó thì

Thứ nhất, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Thứ hai, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Qua đó, có thể thấy đối với cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì con sinh ra sẽ được xác định là con chung của cặp vợ chồng từ thời điểm được sinh ra và không có bất kỳ quan hệ nào với người cho tinh trùng hoặc cho noãn.

Tóm lại, con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ được xác định là con chung của cặp vợ chồng vô sinh, xác định theo thời kỳ hôn nhân, con của người phụ nữ độc thân và sẽ không có quan hệ với người cho tinh trùng, noãn và người mang thai hộ.

Con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có được thừa kế không?

Quyền thừa kế của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Quyền thừa kế của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Trong trường hợp xác định được đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là con của cặp vợ chồng vô sinh, con của phụ nữ độc thân thì được việc thừa kế theo pháp luật tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xem như là con đẻ của cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân áp dụng sinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản theo LHNGĐ và sẽ có quyền nhận thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản do những người chết để lại. Mặt khác, do không được xem là con của người cho tinh trùng, người cho noãn, người mang thai hộ, nên những người con sẽ không phải là người thừa kế theo pháp luật của những người này và không có quyền thừa kế di sản do họ để lại.

Luật sư tư vấn thừa kế cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Một số dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về những vấn đề xoay quanh việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về chia thừa kế cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Hỗ trợ xác định cha mẹ ruột dựa trên hồ sơ y tế, kết quả xét nghiệm ADN;
  • Giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến quyền lợi của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Đại diện tham gia đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp về thừa kế;
  • Hỗ trợ thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế tại Tòa án;
  • Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Việc xác định cha mẹ đối với đứa trẻ sinh ra bằng việc áp dụng kỹ thuật sinh sản rất quan trọng do đây là căn cứ cơ bản để xét thừa kế. Trên đây, Chuyên tư vấn luật đã cung cấp một số thông tin liên quan đến cách xác định cha mẹ và quyền thừa kế của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào quý khách  vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật thừa kế chi tiết.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết