Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế là vấn đề nhiều người đang gặp phải. Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của người chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Chủ thể thực hiện việc chia tài sản này gọi là người phân chia di sản và trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
>>> Xem thêm: Con ngoài giá thú có quyền đòi thừa kế không?
Mục Lục
Quy định pháp luật về người phân chia di sản thừa kế
Sau khi đã thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác liên quan của người để lại di sản thì sẽ tiến hành phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản sẽ do một chủ thể có quyền chia di sản thực hiện, gọi là người phân chia di sản. Người phân chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 657 BLDS năm 2015 như sau:
Chủ thể có quyền phân chia di sản
Người có quyền phân chia di sản là người được chỉ định trong di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định hoặc chỉ định mà người được chỉ định đó từ chối thì những người thừa kế sẽ thỏa thuận và cử ra người phân chia di sản. Người phân chia di sản cũng có thể đồng thời là người quản lý di sản. (cơ sở pháp lý: Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015)
Nghĩa vụ của người phân chia di sản
Người phân chia di sản có nghĩa vụ phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế và việc phân chia này phải thực hiện theo đúng nội dung của di chúc hoặc đúng theo thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp có di chúc thì việc chia phần di sản cho từng người thừa kế phải thực hiện theo đúng nguyện vọng của người để lại di sản, việc chia phải đảm bảo quy định tại Điều 659 BLDS năm 2015.
- Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc có nội dung không rõ ràng thì người phân chia di sản phải chia theo thỏa thuận của người thừa kế hoặc theo nội dung trong văn bản cuộc họp mặt những người thừa kế đã thống nhất.
Quyền của người phân chia di sản
Người phân chia di sản có quyền được hưởng thù lao trong trường hợp người để lại di sản chỉ định mức thù lao cho họ và ghi nhận trong di chúc hoặc trong trường hợp những người thừa kế có thỏa thuận mức thù lao cho người phân chia di sản (khoản 3 Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường, nếu người phân chia di sản là một trong những người được hưởng di sản thừa kế, thì vấn đề thù lao của người này khi thực hiện việc phân chia di sản không được đặt ra.
Quyền của người phân chia di sản thừa kế
>>>Xem thêm: Nhờ luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế?
Phân loại tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
- Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có tên trong di chúc và không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc chỉ định người phân chia di sản;
- Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc được chỉ định người phân chia di sản;
- Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví dụ: người phân chia di sản lợi dụng quyền hạn của mình mà phân chia di sản không đúng, làm ảnh hưởng hưởng tới quyền lợi của những người thừa kế khác hoặc làm phân tán di sản thừa kế);
- Tranh chấp khi có người không thuộc diện được nhận di sản thừa kế nhưng đang có quyền đối với di sản và không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví dụ: người phân chia di sản yêu cầu người thuê di sản thừa kế (ký kết hợp đồng thuê với người để lại di sản lúc họ còn sống) phải thanh lý lại hợp đồng thuê).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản.
Theo quy định tại các Điều 35, 37, 39 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền của Tòa án được phân định như sau: Với các yêu cầu giải quyết tranh chấp mà tài sản thừa kế là bất động sản như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất,… sẽ do Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản giải quyết. Trường hợp tài sản thừa kế là động sản sẽ do Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nguyên đơn (nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản) giải quyết. Ngoài ra, Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp có nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp.
>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc
Quyền khởi kiện yêu cầu tòa phân chia di sản thừa kế
Trên thực tế, tranh chấp về người phân chia di sản thừa kế thường được giải quyết trong vấn đề khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Chủ thể có quyền khởi kiện
Như đã đề cập đến hai nhóm tranh chấp người phân chia di sản thừa kế ở trên, người có quyền khởi kiện có thể là người thừa kế, hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế
Điều 623 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là:
- Đối với bất động sản: thời hiệu được xác định là 30 năm;
- Đối với động sản: thời hiệu được xác định là 10 năm.
Bên cạnh đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp người phân chia di sản thừa kế tại Tòa án
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện;
- Chứng cứ chứng minh về việc quyền của người khởi kiện bị xâm phạm trong tranh chấp thừa kế.
Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý.
Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế
>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế
Thông tin liên hệ luật sư
Tư vấn trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Tư vấn trực tuyến
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
Email: pmt@luatlongphan.vn
Fanpage: Luật Long Phan
Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
Như vậy, người phân chia thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp người phân chia di sản. Khi đó người thừa kế hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản với trình tự, thủ tục như trên.
Trên đây là tư vấn về Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật thừa kế vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!