Luật Thừa Kế

Nội dung di chúc có thể thay đổi được không?

Di chúc là toàn bộ tâm nguyện của người đã mất dành cho những người thừa kế. Tuy nhiên, đôi khi những tờ di chúc có thể bị sai sót, hoặc cách diễn đạt khó hiểu gây hiểu lầm khác với ý chí người viết lúc ban đầu. Vậy nội dung di chúc có thể thay đổi được không? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề ấy.

Người lập di chúc có thể thay đổi nội dung di chúc theo ý chí của mình
Người lập di chúc có thể thay đổi nội dung di chúc theo ý chí của mình

1. Di chúc có thể được sửa chữa, bổ sung, thay đổi, hủy bỏ được hay không?

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào họ muốn. Tuy nhiên việc thay đổi những nội dung này sẽ dẫn tới một số hệ quả pháp lý liên quan.

  • Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc sửa đổi một phần quyết định cũ của mình trong bản di chúc trước đó.
  • Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc thêm vào nội dung di chúc đã lập một hoặc một số nội dung mới.
  • Thay thế di chúc là việc người để lại di sản thừa kế lập một di chúc mới thay thế hoàn toàn di chúc cũ vì họ cho rằng nội dung của di chúc cũ không còn phù hợp với nguyện vọng, ý chí cá nhân của họ nữa.
  • Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thể, hủy bỏ di chúc là quyền của người lập di chúc. Và họ có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc bất cứ lúc nào, kể cả với di chúc bằng văn bản đã được công chứng, chứng thực.

Sau việc sửa đổi các nội dung trên thì di chúc vẫn có hiệu lực theo quy định tại điều (643 Bộ luật dân sự 2015).

2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc như thế nào?

Di chúc cần được lập và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
Di chúc cần được lập và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật

Di chúc là một giao dịch dân sự mang tính chất đặc biệt, giao dịch dân sự này chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập do người lập di chúc chết.

Xét theo quy định Điều 630 của BLDS, thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điều kiện về năng lực chủ thể

Pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi dến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

  • Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi chết.

  • Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…

  • Điều kiện về hình thức

Căn cứ theo quy định tại Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong một só trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có công chứng/chứng thực.

3. Di chúc có thay đổi thì phải tuân thủ hình thức và nội dung như thế nào? Nếu người để lại di chúc lập nhiều bản di chúc thì xử lý thế nào?

Di chúc thay đổi thì có hiệu lực nếu đáp ứng quy định tại Điều 630 BLDS 2015
Di chúc thay đổi thì có hiệu lực nếu đáp ứng quy định tại Điều 630 BLDS 2015

3.1 Hình thức và nội dung của di chúc

Hình thức và nội dung của di chúc được sửa đổi phải phù hợp với điều kiện di chúc có hiệu lực.

3.2 Xử lý trường hợp người để lại di chúc lập nhiều bản di chúc

  • Tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc cũ bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Có thể hiểu, khi người lập di chúc đã hủy bỏ, thay thế di chúc cũ bằng một di chúc mới thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực thi hành.
  • Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người để lại “nhiều bản di chúc đối với một tài sản” thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Nghĩa là người lập di chúc chết thì bản di chúc sau cùng mới là bản di chúc có hiệu lực và những người thừa kế phải căn cứ vào bản di chúc sau cùng này để phân chia di sản thừa kế.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn của chúng tôi. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết