Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao di sản của mình cho người khác sau khi chết. Từ đó, người để lại di chúc có thể tự do ý chí để lại di sản của mình cho bất cứ ai. Tuy nhiên, cũng từ đó mà thực tế phát sinh nhiều trường hợp người thuộc diện thừa kế theo pháp luật không được hưởng thừa kế vì không có tên trong di chúc. Vậy, khi rơi vào trường hợp đó liệu họ có bị mất đi quyền lợi chính đáng của mình? Pháp luật liệu có quy định những người nào được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào di chúc hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản đến quý bạn đọc.
>>Xem thêm: Vợ hai của cha có được quyền hưởng di sản không?
Mục Lục
Người lập di chúc có những quyền gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc được định nghĩa là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để một di chúc được coi là hợp pháp, di chúc đó phải thỏa mãn các điều kiện về điều kiện của người lập di chúc (quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015), điều kiện về hình thức (quy định tại Điều 627 BLDS 2015) và các điều kiện khác quy định tại Điều 630 BLDS 2015.
Về quyền được để lại di chúc, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, vì di chúc thể hiện ý chí của cá nhân người để lại di sản nên người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền người thừa kế, phân định tài sản thừa kế và một số quyền khác theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.
Ý nghĩa của việc xác định suất thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo các hàng thừa kế, điều kiện và trình tự nhận thừa kế phải tuân theo quy định của pháp luật (Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Người thừa kế theo pháp luật gồm ba hàng thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 và những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, cụ thể là:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Việc xác định suất thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định suất thừa kế được hưởng, đảm bảo quyền lợi của những người có quyền thừa kế khác. Ngoài ra, việc xác định suất thừa kế theo pháp luật còn giúp cho những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc có thể xác định được mình sẽ được hưởng bao nhiêu phần di sản theo đúng quy định của pháp luật so với phần di sản hiện đang nhận.
Những người không cần phụ thuộc vào di chúc mà vẫn được hưởng di sản
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, những đối tượng trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu giả dụ di sản thừa kế được chia theo pháp luật) trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật.
Một điểm đáng lưu ý đó là, đối với trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là con chưa thành niên, cha, mẹ được áp dụng cho cả con đẻ lẫn con nuôi theo pháp luật, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, nếu người thuộc trường hợp được quyền hưởng thừa kế nhưng lại không được cho hưởng thừa kế theo di chúc hoặc hưởng ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật thì người đó vẫn sẽ được pháp luật cho phép hưởng thừa kế theo quy định pháp luật mà không cần phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Để dễ hiểu hơn, ta sẽ xem xét một ví dụ minh họa đơn giản về vấn đề này:
A (bố) đã mất vợ từ lâu, có hai người con ruột là B và C (13 tuổi). Khi A mất có để lại di chúc chia toàn bộ di sản của mình là căn nhà trị giá 3 tỷ cho B, còn C thì không được nhận gì cả.
Nếu theo di chúc, C sẽ không được nhận bất kì di sản nào. Nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì C là con chưa thành niên thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Khi đó, ta tính di sản mà C được nhận như sau:
Giả dụ A mất mà không để lại di chúc, khi đó toàn bộ di sản sẽ được chia theo pháp luật. Vậy nên, căn nhà sẽ được chia đều cho cả B và C.
Tài sản mà B và C sẽ được nhận khi chia thừa kế theo pháp luật sẽ bằng:
Như vậy, C sẽ được nhận một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bằng hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật, tương đương:
Phần còn lại của di sản là 2 tỷ đồng sẽ được chia lại cho B, thay vì 3 tỷ như lúc ban đầu.
Qua ví dụ đơn giản trên, ta thấy được dù di chúc không có tên của mình nhưng nếu ta nằm trong trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì quyền và lợi ích hợp pháp của ta vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ.
Trên đây là nội dung bài viết về chủ đề “Người Nào Được Hưởng Di Sản Mà Không Phụ Thuộc Vào Di Chúc”. Trường hợp Quý khách hàng có bất kì thắc mắc về nội dung trên hoặc đang có khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật dân sự, thừa kế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Thừa Kế qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.