Luật Thừa Kế

Luật thừa kế đất đai có di chúc mới nhất năm 2024

Thừa kế đất đai có di chúc là việc người có tài sản là quyền sử dụng đất trước khi chết đã lập di chúc để định đoạt tài sản trên cho người khác. Nội dung và hình thức di chúc định đoạt tài sản phải đảm bảo tính pháp luật hiện hành, tránh trường hợp di chúc bị vô hiệu khi các bên xảy ra tranh chấp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Thừa kế đất có di chúc
Thừa kế đất có di chúc

Quyền của người lập di chúc thừa kế đất đai 

Di chúc là văn bản thể hiện ý nguyện của người có tài sản về việc chuyển dịch quyền sử dụng, sở hữu tài sản cho họ cho người khác sau khi chết. Vì vậy người lập di chúc phải là người có thể nhận thức cũng như tự nguyện trong việc lập di chúc. Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc phải đáp ứng điều kiện:

  1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Khi lập di chúc thì người lập di chúc định đoạt đất đai có quyền quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  2. Phân định phần di sản đất cho từng người thừa kế;
  3. Dành một phần đất đai để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ liên quan tới đất để lại thừa kế cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

>>Xem thêm: Thủ Tục Yêu Cầu Chia Thừa Kế Thế Vị Đất Đai

Điều kiện để đất được đưa vào thừa kế

Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì đất để lại thừa kế phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất
  • Việc thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện đăng ký và thời điểm thừa kế có hiệu lực khi đã đăng ký quyền sử dụng đất

>>>Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ thì phân chia tài sản thừa kế như thế nào?

Quy định về di chúc hợp pháp

Tính hợp pháp của di chúc thừa kế đất đai

Di chúc về thừa kế đất đai hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật

Đối với di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải đáp ứng thêm điều kiện di chúc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Quy định tính hợp pháp của bản di chúc hiện nay
Quy định về tính hợp pháp của bản di chúc hiện nay

 

Hiệu lực di chúc thừa kế đất đai 

Hiệu lực của di chúc được quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Di chúc thừa kế đất đai có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
  • Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Nhi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Hiệu lực của di chúc thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật
Hiệu lực di chúc thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật

Thừa kế quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 

Trong trường hợp họ không được người lập di chúc về thừa kế đất đai cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất theo pháp luật về thừa kế thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Những người này gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  • Quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc thuộc trường hợp không được hưởng di sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015

Luật sư tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất khi có di chúc

Luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng:

  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn quyền thừa kế và nguyên tắc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế;
  • Tư vấn thừa kế theo di chúc;
  • Nhận ủy quyền của Khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước;
  • Đại diện Khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích trước Tòa án;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Pháp luật quy định chung về phân chia di sản thừa kế, do vậy khi thực hiện phân chia di sản là đất đai có di chúc thì về nguyên tắc sẽ áp dụng các quy định về thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, đối với di sản là đất đai thì khi phân chia còn phải áp dụng quy định của luật đất đai về điều kiện đất được đưa vào thừa kế. Nếu khách hàng cần tư vấn luật thừa kế hãy liên hệ hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.

>>>Xem thêm bài viết liên quan thừa kế đất có thể bạn quan tâm:

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết

17 thoughts on “Luật thừa kế đất đai có di chúc mới nhất năm 2024

  1. Avatar
    Hiêng says:

    Bạn cho mình hỏi. Ông nội mình lúc còn sống có làm di chúc cho các con trai mỗi người 1 lô đất ,còn ai chăm phục dưỡng bố mẹ lúc về già thì được thừa hưởng số đất còn lại. Ông đã làm bìa đỏ cho các con lúc ông còn sống. Lúc này ko ai tranh chấp gì. Nhưng đến bây giờ bác trưởng lại về tranh phần đất còn lại của người con ở cùng ông bà và bảo la xã làm giả chữ kí để cấp bìa đỏ. Vậy như thế này kiện nhà mình có ảnh hưởng gì đến đất đai ko

    • Avatar
      Công says:

      Luật sư cho tôi hỏi: bà nội chồng tôi có để lại đi chúc cho vợ chồng tôi 1 mảnh đất có lập thành 2 văn bản giống nhau .1 lưu o xã và 1 co chồng tôi giữ nhưng khi bà tôi qua đời chúng tôi mở di chúc làm sổ đỏ sang tên thì ở xã họ bảo vợ chồng tôi chỉ được hưởng phần của bà còn phần của ông phải chia đều cho những người khác tức các anh e của chồng tôi,mà ông nội chồng tôi đã mất cách đây hơn 20 năm rồi. Hiện tại bà nội chồng chỉ có 1 con gái nhưng cô chồng tôi cũng đã đồng ý cho vợ chồng tôi không tranh chấp gì.trong đi chúc đã ghi rõ tất cả cho vợ chồng tôi không ai được tranh chấp vậy ở xã họ làm như vậy có đúng không?

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Congphuongnguyen! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Xã bảo vợ chồng bạn chỉ được hưởng phần của bà còn phần của ông phải chia đều cho những người khác như vậy là chưa hợp lý. Đồng ý là phải tiến hành thủ tục khai di sản của ông nội. Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
        a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
        b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
        c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
        2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
        3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
        Theo đó, người hưởng di sản của ông nội bạn gồm bà nội, các con của ông nội (cô chồng).
        Phần của bà nội đã cho vợ chồng bạn thì phải hiểu là toàn bộ phần di sản của bà nội, trong đó có phần di sản mà bà được hưởng từ ông. Do đó, hoàn toàn không có chuyện mấy anh em của chồng phải về ký, vì họ không thuộc diện được hưởng di sản của bà nội theo di chúc. Thêm vào đó, cô bạn cần phải ký vào văn bản khai di sản này với nội dung từ chối nhận di sản để hưởng phần di sản có trong di chúc.

        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gửi tài liệu cho chúng tôi đến trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

        • Avatar
          My says:

          Cho toi hoi dat nha toi o la cua ong ba noi de lai nen nha dong anh em trai cua ong ba .ba toi la con ut o day hon 30 nam roi hien gio chua co so do nen may bac toi chia duoc bao nhieu phan.tou xin vam on

          • Avatar
            Phan Mạnh Thăng says:

            Chào bạn My, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
            Theo quy định của Điều 100 Luật Đất đai 2013: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
            1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
            a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
            b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
            c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
            d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
            đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
            e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
            g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

            2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

            3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
            4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
            5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

            Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
            1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

            2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
            3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
            Những người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện trên thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
            Còn đối với vấn đề chia di sản thừa kế:
            Khi người chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều Điều 651 BLDS 2015. Người thừa kế theo pháp luật:
            1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
            a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
            b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
            c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

            2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
            3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời hoặc liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.
            Xin cảm ơn./.

          • Avatar
            Trần Thị lựu says:

            Cho tôi hỏi chút ạ . mẹ ck tôi có 4 người con .khi bà chuẩn bị mất bà có lập di chúc chia cho các con .ck tôi là người thừa kế và ở trong nhà với bà. Nay bà mất cũng gần một năm rồi nhưng các c gái ở xa nên chưa mở đc di chúc . vậy di chúc chưa đc mở thì đất đai vợ chồng tôi có quyền sử dụng hết đến khi mở di chúc k ạ . nếu người e trai vào tranh để sử dụng thì có hợp pháp ạ .a e gd ck bất hòa lắm ạ k tìm đc tiếng nói chung

          • Avatar
            Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý says:

            Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
            Trân trọng./.

    • Avatar
      hoài says:

      Luật su cho e hoi ong ba noi e co 4 Người con trai va 4nguoi con gai lúc con song co chia cho chia cho 3nguoi con trai moi người một lo đất nhung chua lam giấy tờ chi noi miệng Phan đat con lai để cho con trai UT hết đến nay cung đã 8 nam chú UT cung tu lam giấy chuyển nhượng quyền sử dung đất nhung không cong khai di chúc luật su cho e hoi bay gio 3 người con trai kia co quyền chia lai tai sản đong điều không ạ. Va tờ di chúc kia cho toi gio cung chua ai nhìn thấy vay no còn hieu luc không ạ va di di chúc co hieu lúc khi nào ạ

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Di chúc phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc qua đời. Về nguyên tắc, bản di chúc phải bảo đảm những nguyên tắc cơ quan sau đây: Do chính người có tài sản lập, trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tự nguyện (không bị ai ép buộc). Ngoài ra, về hình thức phải rõ ràng, không bị tẩy sửa, có chữ ký hay dấu lăn tay của người lập di chúc, nội dung di chúc không được trái với qui định của pháp luật…
        Trường hợp di chúc giả mạo hoặc thực tế không có di chúc, có di chúc nhưng di chúc vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định từ Điều 624 đến Điều 648 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, quy định tại điều 651 BLDS 2015, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
        Trường hợp di chúc hợp pháp thì di sản của người chết để lại sẽ được chia theo di chúc.
        Các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế, trong đó có ghi rõ căn cứ rằng chú út bạn đang giữ di chúc của ông bà nội bạn và không chịu giao ra. Tòa án sẽ cho triệu tập các bên và xác định trên thực tế.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

    • Avatar
      Tuấn says:

      Xin luật sư cho tôi hỏi một việc như sau:
      Năm 2012 ba tôi mất nhưng trước khi mất ba mẹ tôi có đồng lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của ba mẹ tôi cho tôi, nhưng tôi chỉ được hưởng thừa kế khi cả ba và mẹ tôi qua đời, nhưng hiện nay mẹ tôi còn sống nhưng sức khỏe yếu và không nói được rõ, tay chân bị co lại ko tự đi lại. Vậy hiện nay tôi có được thừa hưởng gì từ tài sản của ba mẹ không. Tài sản gồm 6000m2 và 1 căn nhà cấp 4, nay khu vực xã tôi được nhà nước quy hoạch và cấp nơi ở mới vậy với sức khỏe mẹ tôi vậy khi nhận tiền đền bù thì ai được nhận. Và vị trí đất ở mới của mẹ tôi sau này ai đứng chủ sở hữu. Hộ khẩu mẹ tôi hiện nay ở chung hộ khẩu với người chị của tôi. Mà chị tôi là chủ hộ. Mong được sự tư vấn của luật sư

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Tuấn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Đồng thời, theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
        Do đó, trong trường hợp bố mẹ bạn lập di chúc chung định đoạt tài sản thì khi bố bạn mất trước thì phần di chúc của bố bạn trong di chúc chung đã phát sinh hiệu lực. Sau khi bố bạn chết, mẹ bạn chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà không có quyền thay đổi nội dung di chúc liên quan đến phần di sản của bố bạn đã được định đoạt trong di chúc chung trước đó. Đối với tài sản là tài sản chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân thì về nguyên tắc bố và mẹ bạn đều là đồng sở hữu nên tài sản sẽ được chia đôi.
        Về phần bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất: điều kiện để nhà nước bồi thường là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật. Khi tiến hành thu hồi đất ở, nhà nước sẽ tiến hành bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư (tùy thuộc vào quỹ đất của từng địa phương). Trường hợp không có đất thì sẽ được bồi thường bằng tiền.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM
        – Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        – Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Văn Trình! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Để tặng cho quyền sử dụng đất thì mảnh đất được tặng cần đáp ứng các điều kiện: Có Giấy chứng nhận, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, Đất không có tranh chấp, Trong thời hạn sử dụng đất.
      Đầu tiên, vợ chồng bạn cần tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho tại văn phòng công chứng nơi có đất. Sau đó tiến hành thủ tục sang tên đất đai cho người được tặng:
      Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.
      Chuẩn bị hồ sơ:
      Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính thì người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
      – Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
      – Hợp đồng tặng cho;
      – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
      – Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực.
      Địa điểm nộp hồ sơ tách thửa: nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  2. Avatar
    phan says:

    xin cho hỏi đất tôi đang bị quy hoạch thì có được lập di chúc không và mẫu lập di chúc trong trường hợp đất bị quy hoạch là gì ?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
      Trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật (tặn cho, thừa kế, chuyển nhượng,….)
      Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có trên đất thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
      Pháp luật không quy định cụ thể mẫu cho từng loại di chúc, tuy nhiên bạn có thể tham khảo điều kiện di chúc có hiệu lựuc pháp luật tại các quy định từ điều 624 đến điều 648 Bộ luật dân sự 2015.
      Trường hợp nội dung tư vấn có điểm chưa rõ hoặc Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Trân trọng!

      • Avatar
        Nguyễn Quỳnh says:

        Thưa luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp mình. Bố đẻ mình vừa mất, có để lại di chúc cho con trai trưởng, mình là trưởng nữ, bố đẻ mình có viết di chúc thừa kế ngôi nhà hiện tại hơn 100m cho con trai trưởng. Tuy nhiên, giờ con trai trưởng là em trai mình và vợ (dâu trưởng) đều đã mất. Vậy cho mình hỏi trường hợp này luật thừa kế có để lại cho đời cháu là con của con trai trưởng không? Bố mình có 3 người con trai và hai con gái. Con trai út là con của vợ 2, con gái út ly hôn hiện tại về ở nhà của bố mình. Ngôi nhà này là của bố mình và vợ cả, trong giấy tờ có đứng tên 2 vợ chồng.

        • Avatar
          Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
          Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *