Di chúc về tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư có thể được pháp luật công nhận hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là tình huống dễ làm phát sinh tranh chấp, nhất là khi người để lại di sản chết trước thời điểm thu hồi đất. Bài viết này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho bạn đọc.
>>Xem thêm:Người viết hộ di chúc có được làm chứng di chúc không
Mục Lục
Trường hợp được hưởng tiền bồi thường và tái định cư
Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì người có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường về đất nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 75 và không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 82.
Việc hỗ trợ tái định cư được thực hiện đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người nước ngoài dẫn đến phải di chuyển chỗ ở, cụ thể:
- Người sử dụng đất được nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường;
- Người sử dụng đất tự lo chỗ ở ngoài tiền bồi bồi thường còn được hưởng tiền hỗ trợ tái định cư.
Mức chi trả tiền hỗ bồi thường, hỗ trợ sẽ do UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương nơi có đất bị thu hồi quyết định.
Tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư có phải là di sản thừa kế?
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản thừa kế là tài sản do người chết để lại, gồm cả tài sản riêng và phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác.
Theo hướng dẫn tại Án lệ số 34/2020/AL thì giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.
Quyền sử dụng đất phải được người để lại di sản tạo lập hợp pháp, đồng thời, khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đó thuộc diện được hưởng bồi thường về đất và hỗ trợ tái định cư.
Thời điểm thu hồi đất là căn cứ xác định di sản là đất hay là khoản tiền bồi thường về đất.
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc miệng
- Nếu tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Người lập di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng trước ít nhất 02 người làm chứng;
- Người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
- Sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng, chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng;
- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống thì di chúc này bị hủy bỏ.
Di chúc bằng văn bản
- Người lập di chúc phải tự viết và ký vào di chúc;
- Người lập di chúc có thể nhờ người khác viết di chúc nếu có ít nhất 02 người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người làm chứng, người làm chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào di chúc.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang đều phải được ghi số thứ tự vào có chữ ký, hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
- Nếu di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;
- Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã;
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Lưu ý, trong suốt quá trình lập di chúc, người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Nội dung di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và đảm bảo về hình thức.
Trên dây là nội dung tư vấn về điều kiện được công nhận của di chúc. Nếu quý bạn đọc gặp phải bất cứ khó khăn nào về mặt pháp lý khi thừa kế phần di sản được người thân để lại vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.