Con dâu là người phụng dưỡng chăm sóc ba mẹ chồng nhiều khi còn nhiều hơn cả con ruột của họ, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng sống chung với bố mẹ. Nhưng khi ba mẹ chồng qua đời thì liệu con dâu có nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản không? Con dâu có được chia tài sản nhà chồng không khi tài sản đó được ba mẹ chồng cho trong thời kỳ hôn nhân?
Con dâu có được chia tài sản từ nhà chồng không
Mục Lục
Con dâu có được hưởng thừa kế khi ba mẹ chồng mất không?
Để trả lời cho câu hỏi con dâu có được hưởng thừa kế khi ba mẹ chồng qua đời không, cùng tìm hiểu về chế định thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Nếu quan hệ giữa cha mẹ chồng và con dâu tốt thì cha mẹ chồng có thể viết di chúc để lại tài sản cho người con dâu đó. Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Do đó, trong di chúc ba mẹ chồng có cho con dâu hưởng thừa kế thì con dâu được quyền hưởng di sản theo di chúc.
Bên cạnh đó, con dâu có thể được chia tài sản bằng hợp đồng tặng cho của ba mẹ chồng hay những người bên nhà chồng.
Con dâu có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?
Trong các trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật thì con dâu không nằm trong diện được hưởng thừa kế của gia đình chồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì con dâu không nằm trong ba hàng thừa kế theo pháp luật. Do đó, con dâu không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi ba mẹ chồng mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
Tuy nhiên, người chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản do ba mẹ để lại. Xét trường hợp, người chồng chết sau ba mẹ thì con dâu được hưởng di sản của chồng bởi căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó trong trường hợp, người chồng hưởng di sản từ bố mẹ đã mất, xong chồng chết thì con dâu là vợ được hưởng phần di sản đó cùng với những đứa con.
Con dâu có được chia tài sản ba mẹ chồng cho khi ly hôn không?
Khi ly hôn, con dâu vẫn được chia tài sản nhà chồng trong trường hợp khối tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng và đã hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản mà ba mẹ chồng tặng cho chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với tài sản tặng cho là động sản không phải đăng ký sở hữu thì thời điểm vợ chồng nhận tài sản là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tức là tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 458 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với tài sản tặng cho là động sản hoặc bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là kể từ thời điểm đăng ký và giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng căn cứ Khoản 2 Điều 458, Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.Lúc này thì tài sản được tặng cho mới là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN và GĐ 2014, khi ly hôn thì tài sản chung được chia theo thỏa thuận hoặc chia đôi.
Trên đây là những thông tin về “Con dâu có được chia tài sản nhà chồng không?”. Nếu các bạn hiện đang làm dâu mà bị thiệt thòi trong vấn đề chia tài sản trên thì hãy liên hệ tới số tổng đài 1900636387 chúng tôi để được luật sư tư vấn luật thừa kế một cách chi tiết và cụ thể nhất.
ba mẹ chồng tôi qua đời đã 6 năm ,để lại mảnh đất cho 3 anh em nhưng không để lại di chúc( 2 trai và 1 gái, gia đình anh cả ở trên ngôi nhà ba mẹ để lại, em gái xây nhà riêng trên mảnh đất này) . Sau đó 4 năm tối và chông tôi kêt hôn và xây nhà trên phần đất còn lại, mảnh đất chưa đăng ký sổ đỏ nên 3 anh em đã thống nhất để chồng tôi đứng tên trên giấy tờ để làm số đỏ. Trong thời gian làm sổ đỏ, tôi và chồng tôi quyết định ly hôn, vậy tài sản sẽ chia như thế nào ạ.
Chào bạn Trần Thị Thu Trúc,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về phần di sản của cha mẹ chồng bạn. Do cha mẹ chồng bạn chết mà không để lại di chúc, nên những phần di sản này sẽ được để thừa kế theo pháp luật. Tại thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế được xác định gồm có 3 người. Do đó, 3 người này sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về việc chia tài sản khi ly hôn.
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”
Theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Cha mẹ chồng bạn mất đã 6 năm, 4 năm trước bạn kết hôn với chồng bạn. Như vậy, vào thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế của cha mẹ chồng bạn chỉ được xác định gồm 3 người con ruột (trong đó có chồng bạn) mà không có bạn. Do đó, phần đất chồng bạn được hưởng thừa kế là tài sản riêng của chồng bạn (trừ trường hợp các bạn có thỏa thuận tài sản này là tài sản chung).
Theo khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 về chia tài sản khi ly hôn như sau:”tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”. Do đó, khi ly hôn bạn sẽ không được chia phần đất này.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng!
Cho tôi xin hỏi luât sư tôi lấy ck dươc 10 năm thì ck tôi chết đến nay đc 15 năm tôi ơ vay nuôi con vơi me ck tất cả là là 25 măm năm nay ko may me ck tôi qua đời .me ck tôi có 4 người con 2trai 2gai đã đi lấy ck .ck tôi là con cả sau ck tôi là mot em trai .me ck tôi có mot mảnh đất trươc khi me ck tôi chết.bà để lai di chúc cho 4 người co của bà ko có ten tôi mà chỉ có ten ck tôi mà di chúc me ck tôi viêt trươc khi ck tôi mât liêu tôi có đc hưởng thừa kế của ck tôi ko
Chào bạn Hồ Thi Lương! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau: trường hợp di chúc của mẹ chồng bạn hợp pháp thì theo quy định pháp luật, “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Vì chồng bạn đã mất trước khi mẹ chồng bạn mất nên phần di chúc định đoạt chia tài sản cho chồng bạn sẽ bị vô hiệu. Mảnh đất được chia làm 4 theo di chúc, phần của chồng bạn không có hiệu lực nên sẽ được chia theo pháp luật, phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ chồng bạn, theo quy định tại Điều 651 bao gồm các người con của mẹ chồng bạn, 1/4 mảnh đất còn lại sẽ được tiếp tục chia ra làm 4, phần của chồng bạn lúc này sẽ do các con của chồng bạn hưởng thế vị cho ba của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
Hotline: 1900.63.63.87
Trân trọng!
Chồng em có 1 đời vk. Trước khi ly hôn ba mẹ ck có cho đất cất nhà nhưng chưa làm giấy tờ chuyển nhượng. Sau đó họ ly hôn, nhà vẫn là của ba mẹ ck. Sau khi kết hôn với em hơn 1 năm thì mới làm thủ tục giấy tờ đất nhưng chỉ có ck em đứng tên trên giấy tờ. Vậy hỏi đây có được gọi là tài sản chung của vk ck em không.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Dạ e muốn hỏi 2 vấn đề.
Thứ nhất: là khi bà nội e chết k để lại di chúc vì ba em là con út,và bây giờ ba e đứng tên riêng phần đất đó mà không có mẹ e đứng tên cùng.nội e mất năm 2007 ,vậy bây giờ mẹ e có được chia tài sản đó hay có quyền gì trên phần đất đó không?nếu ba mẹ e li hôn thì mẹ e có dc chia k?
Thứ 2. Là trên mảnh đất đó ngày xưa bà nội e có cho 2 cô mỗi người 5m nhưng k có giấy tờ gì? Chỉ cho miệng và cất nhà ơơ đến hôm nay. 10m đâtơ đó bjo ba e đứng tên và làm giấy phép kinh doanh và đóng thuế từ năm 2007đên nay.vậy cho e hỏi nếu ba em mún lấy lại số đất đó có dc k?và nhà trên đất đó thì sao ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Trân trọng./.
Chồng em là con thứ ba trong gia đình lúc chồng em còn sống thì chả chồng em cho miếng đất cất nhà và cô chồng bên Mĩ cho tiền cắt nhà đc 2nam thì chồng em mất sau dài năm em thiếu nợ chốn đi gởi con về ngoại thì bên chồng em dành con và dành nhà với em vậy em có thể dành nhà lại đc kg ah bên chồng cho nhà mà chưa làm giấy chủ quyền bây giờ em có chồng khác em có đc chia tài sản và dành nuôi con kg ah
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với thắc mắc của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo thông tin của bạn cung cấp thì nếu nhà chồng làm hợp đồng tặng cho cho chồng bạn thì đây là tài sản riêng của chồng. Khi chồng mất không để lại di chúc thì căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản sẽ phân chia theo pháp luật. Bạn và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
nếu bạn chứng minh được phía nhà chồng không đủ điều kiện trực tiếp để nuôi dưỡng con và không thể tạo điều kiện tốt nhất cho con thì có thể nộp đơn ra Tòa án nhân dân huyện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Nếu có bất kì thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết hơn. Trân trọng.
Ba mẹ ruột tôi mất trước khi tôi lấy vợ, giấy tờ nhà dat toi dung tên, toi cuoi vợ dc 7 nam gio chung toi ly hon co chia tai sản cho vợ k ak
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng như sau:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Điều 44 Luật hôn nhân gia đình quy định về việc định đoạt tài sản riêng như sau:
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Như vậy, mảnh đất mà bạn có trước khi kết hôn, nếu bạn không thỏa thuận mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng bạn thì đây được xác định là tài sản riêng của bạn. Như vậy, bạn không cần chia tài sản này cho vợ của bạn nếu ly hôn.
Trân trọng thông tin đến bạn..
Ba Mẹ Chồng tôi mất, và sau này Chồng tôi mất. Giờ ngôi nhà chung Ba Mẹ Chồng tôi để lại, những người con còn lại bán. Vậy tôi và 3 con có được chia tài sản không ạ.?
Chào bạn Nguyễn Thị Mộng Tuyền, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Khi ba mẹ chồng bạn mất thì tài sản của ba mẹ chồng được chia cho con theo thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di chúc). theo đó chồng bạn sẽ được hưởng 1 suất thừa kế, bạn và các con không được hưởng. Tiếp đến chồng bạn mất thì bạn và các con được hưởng phần di sản từ chồng của bạn (nếu không có di chúc).
Nếu có di chúc thì di sản được chia theo di chúc và lưu ý đối với người không phụ thuộc di chúc vẫn được hưởng nếu không được chia di sản từ di chúc.
Người không phụ thuộc di chúc bao gồm: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi khó khăn vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368. Xin cảm ơn ./.
bố mẹ chồng toi có ba ng con trai và đã chia manh đất thành ba phần cho ba ng con nhg sổ đỏ vẩn đứng tên bố chồng. toi kết hôn đc 8 năm từ khi kết hôn vk ck tôi sống chung với bố mẹ. bố mẹ tôi hay đau ốm và đã chết đc 2 nam nay. tu lúc boố mẹ mất đc gần một năm thì ck tôi sống chung với ng phụ nữ khac gần năm nay và để tôi và 2 đứa con trai sống ở nhà bố mẹ ck tôi để lại . giờ ck tôi muốn lyhôn đê toi nuôi hai con nhg và khg muốn cho mẹ con tôi ở dó nữa. toi xin hỏi khi ly hôn mẹ con tôi có quyền đc chia mảnh đất và ngôi nhà của bố mẹ ck toi để lai khg
Chào bạn Huấn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Tài sản riêng của vợ, chồng:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo như trường hợp của bạn, cần xác định rằng mảnh đất mà bố chồng bạn để lại có phải là tài sản riêng của chồng bạn hay là tài sản chung. Nếu đây là tài sản riêng, chồng bạn được bố mẹ để di chúc dành riêng phần đất này cho chồng bạn thì sau khi ly hôn, xảy ra tranh chấp về phân chia tài sản thì mảnh đất này không được phân chia cho bạn.
Nếu đây là tài sản chung giữa bạn và chồng cùng được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng bạn thì sau khi ly hôn, bạn vẫn được cùng hưởng phần di sản là mảnh đất mà bố mẹ chồng bạn để lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề của bạn. Trường hợp vẫn còn thắc mắc đối với vấn đề của bạn, hãy liên hệ trực tiếp hotline 0908.748.368 để được tư vấn miễn phí. Hoặc mang đầy đủ hồ sơ liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM. Trường hợp bạn ở xa TP.HCM, vui lòng gửi đầy đủ bản scan qua mail: Chuyentuvanluat@gmail.com hoặc qua zalo số 0908 748 368 để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhất. Xin trân trọng cảm ơn!
Luat su !cho em hỏi giấy sử dụng đất chỉ có chồng đứng tên mà không có vợ thừa kế nhưng người vợ đòi chia tài sản khi ly hôn thì người vợ có được chia không?
Chào bạn,
Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Vì câu hỏi của bạn không rõ ràng, do đó, chúng tôi sẽ tư vấn dựa trên cách hiểu: Đất thuộc sở hữu của cha mẹ bạn. Khi cha mẹ bạn chết, bạn thừa kế di sản là đất và tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận chỉ có tên bạn mà không có tên vợ. Khi ly hôn thì có chia đất hay không?
Theo như nội dung trên, cần phải xem xét, tại thời điểm thừa kế, vợ chồng bạn đã kết hôn chưa? Nếu đã kết hôn, bạn phải có đủ căn cứ để chứng minh đất này là bạn được thừa kế riêng hay được cha mẹ tặng cho riêng. Trường hợp chỉ có mình bạn đứng tên trên Giấy Chứng nhận không hoàn toàn khẳng định đây là tài sản riêng của bạn. Trong trường hợp không chứng minh được đất là tài sản riêng của bạn thì tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 và Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nếu là tài sản chung của vợ chồng thì khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Trân trọng cảm ơn.
Toi ve lam Dau ba me chong tu nam1995 den nam2012 ba me chong doi. Chi Viet giay tay chia cac con . Nay chong toi voi lai 2 nguoi con lon cua ba chong di lam tai san thua Ke chong va2 con lon cua ba chong . Trong so do . Vay toi nho luật su tu van . Vo chong mau thuan muốn ly hon. Vay toi duoc chia tai san khong va hai con theo me co duoc chia tai san khong cam on
Chào bạn Thanh ha, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Như thông tin bạn đã cung cấp, trong giấy viết tay để lại (đây là trường hợp thừa kế theo di chúc) chỉ để lại tài sản cho các con (bao gồm chồng của bạn và hai người con lớn) thì bạn (con dâu) sẽ không được nhận di sản thừa kế Bởi vì căn cứ Điều 646 Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Do đó, trong di chúc ba mẹ chồng không cho con dâu hưởng thừa kế thì con dâu không được quyền hưởng di sản theo di chúc.
Trong trường hợp ly hôn, theo khoản 1 Điều 43 Luật HNGĐ 2014, đây là tài sản mà chồng bạn được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân, nên sẽ là tài sản riêng của chồng bạn. Theo nguyên tắc tại khoản 4 Điều 59 Luật HNGĐ 2014 về giải quyết tài sản khi ly hôn, tài sản riêng của chồng thì thuộc quyền sở hữu của chồng. Trường hợp tài sản riêng được vợ chồng thỏa thuận nhập vào tài sản chung, nếu vợ chồng không có thỏa thuận chia tài sản chung thì tài sản chung sẽ được chia đôi.
Khi ly hôn, hai con theo mẹ sẽ không được chia tài sản thừa kế vì hai đứa không có tên trong di chúc. Và theo khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ 2014, khi hai con ở với mẹ (trong trường hợp con chưa thành niên) thì ba có nghĩa vụ phải cấp dưỡng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.
Chồng tôi là con trai một, nếu sau này mẹ chồng tôi mất thì tôi là con dâu có được chia tài sản khi bà mất không ( vd : như căn nhà bà đứng tên khi bà mất thì tôi có được hưởng không )
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Xin hỏi mẹ thừa kế nhà cho con trai nhưng ko muốn con dâu đc thừa kế có làm thủ tục đc ko
Xin chào bạn Khách, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
đầu tiên mẹ bạn nên làm di chúc, trong nội dung di chúc có ghi mong muốn để lại tài sản cho ai và đối tượng cho là gì.
Bởi lẽ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế.
Đồng thời khi được thừa kế người chồng nên đi đăng ký là tài sản riêng để tránh những hậu quả xấu xảy ra sau này ví dụ như ly hôn
Khi ly hôn, con dâu vẫn được chia tài sản nhà chồng trong trường hợp khối tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng và đã hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản mà ba mẹ chồng tặng cho chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với tài sản tặng cho là động sản không phải đăng ký sở hữu thì thời điểm vợ chồng nhận tài sản là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tức là tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 458 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với tài sản tặng cho là động sản hoặc bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là kể từ thời điểm đăng ký và giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng căn cứ Khoản 2 Điều 458, Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.Lúc này thì tài sản được tặng cho mới là tài sản chung của vợ chồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.
Xin chào bạn Khách, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế.
do đó trong nội dung di chúc người mẹ cần ghi rõ người được thừa kế tài sản thừa kế.
Đồng thời theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân- gia đình thì Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng.
Do đó nếu trong nôi dung di chúc, mẹ chồng có ghi để lại tài sản cho người con trai thì đó được xác định là tài sản riêng. Nên trước hết thì người mẹ nên làm di chúc trước.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 098 748 368 để được tư vấn. Xin cảm ơn./.
Xin luật sư cho tôi hỏi.
Ba mẹ chồng sang toan bộ đất đai cho vợ chồng tôi quyền sử dụng. Vậy khi làm giấy tờ tôi để chồng đứng tên hết thì sau này tôi là con dâu co được hưởng chung với chồng toàn bộ đất đai này k ạ.
Chào bạn Nguyễn Thị Mỹ Hương,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
căn cứ Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản mà ba mẹ chồng sang tên cho vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 34, Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nếu giữa vợ chồng bạn có thỏa thuận về việc chồng bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận thì phần diện tích đất trên vẫn thuộc quyền sử dụng của cả hai vợ chồng, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến phần diện tích đất này đều phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!
Luật sư cho tôi hỏi, ông bà nội tôi mất để lại di chúc cho ba tôi căn nhà để làm nhà từ đường thờ cúng tổ tiên, nhưng không lâu sau ba tôi mất đột ngột nên không để lại di chúc gì cả, nhà tôi thì lại có 2 đứa con gái, không có con trai. Chính vì vậy, các cô chú họ hàng đang nhăm nhe ngôi nhà của ông bà nội tôi, nhằm đuổi ba mẹ con tôi đi. Liệu rằng ngôi nhà sẽ được chia cho họ hàng tôi, hay là quyền thừa kế sẽ là mẹ tôi ( con dâu ) và 2 chị em tôi. Xin luật sư giải đáp.
Chào bạn Hoàng Yến
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Ông bà nội của bạn đã để di chúc căn nhà cho bố bạn nên phần di sản này hoàn toàn thuộc về bố của bạn. Bố của bạn ra đi đột ngột, không để lại di chúc nên việc thừa kế sẽ thực hiện theo các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Người ở hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên hưởng di sản theo quy định của pháp luật, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Mẹ và hai chị em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất,có quyền hưởng di sản, không bị truất quyền hưởng di sản, không từ chối nhận di sản; các cô chú họ hàng thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba. Do đó, trong trường hợp của bạn, quyền thừa kế thuộc về mẹ của bạn và hai chị em bạn.
Trân trọng.
Ông bà ngoại mất để lại căn nhà cho cậu út đứng tên nhưng mẹ em là chị ruột của cậu út có tên trong hộ khẩu tới giờ cũng được gần 30 năm vậy cho nên em muốn hỏi là nếu bán nhà thì mẹ em có được chia tài sản không
Gia đình tôi có 4 người con (3 gái 1 trai). Con dâu kết hôn trước khi cha mẹ chồng mất, tất cả các con ruột kí tên đồng ý cho 1 người con gái kế thừa tài sản là đất ở, nhưng con dâu không đồng ý kí tên. Vậy hồ sơ thừa kế có hợp lệ hay không khi chỉ có chữ kí của 4 con ruột, con dâu có quyền lợi gì không? Tài sản chia theo pháp luật thì con trai được hưởng phần chi như thế nào khi con trai là người trực tiếp thờ phượng cha mẹ?
Cám ơn.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Trân trọng./.
Thưa luật sư ! Xin cho tôi hỏi.
Trong gia đình bà nội tôi có đẻ ra ba người con (2 con trai và 1 con gái) ông tôi khi mất đi không viết di chúc để lại. Vài năm sau đó bố tôi là anh cả trong gia đình cũng mất vì bệnh nặng. Trong gia đình cả ba người con cũng không có ai sinh được con trai. Bố tôi là con trai trưởng của ông bà, vậy cho hỏi bây giờ tôi muốn đòi quyền thừa kế có hợp lí không ạ ? Vì trong gia đình hai người con còn lại đang muốn đẩy mẹ con tôi ra khỏi nhà để được chiếm lĩnh hết số đất của ông bà để lại . Thưa luật sư , bây giờ tôi nên làm thế nào ạ ?
Chào bạn Phạm Hồng Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Theo quy định của BLDS 2015, khi người để lại di sản không để lại thừa kế thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật.
Căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được xác định như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Và lưu ý là Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết.
Ba của bạn cùng với 2 người còn lại thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội. Tức là phần di sản mà ông bà nội để lại sẽ được chia đều cho cả 3 người (ở giai đoạn này bạn không thể hưởng thừa kế ở bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 vì ở hàng thứ nhất vẫn còn lại người cô và người chú/bác của bạn). Ba của bạn mất không để lại di chúc, thì phần mà ba của bạn được hưởng trong di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được hưởng phần của ba bạn để lại.
Nếu cô và chú/bác không chia cho bạn một phần hợp lý (ứng với phần di sản ba của bạn được hưởng) thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nếu bà mẹ tôi tặng phần tài sản nhà và đất của bà mẹ cho tôi trươk khi kêt hôn. Và tôi xây dựng rồi kết hôn. Vậy sau ly hôn vợ tôi có đk có đk chia tài sản của tôi hay không
Chào bạn Trần thanh hành, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có được của mỗi người trước thời kỳ hôn nhân. Do đó tài sản nhà và đất mẹ bạn cho trước khi kết hôn là của bạn. Tuy nhiên, sau khi kết nếu vợ bạn có đóng góp vào việc tạo lập hoặc giữ gìn hoặc duy trì căn nhà thì cô ấy cũng sẽ được hưởng một chi phí hợp lý bởi cô ấy cũng góp công sức vào căn nhà. Do đó, khi ly hôn thì căn nhà vẫn thuộc sở hữu của bạn, nhưng bạn cũng phải trả cho vợ một khoản tiền hợp lý nếu vợ bạn có đóng góp công sức (và tiền bạc) vào việc tạo lập/ gìn giữ/ duy trì ngôi nhà.
Trân trọng
Bố tôi có sổ lâm ba năm 1989 đến năm 1992 em tôi kết hôn nhưng vợ em tôi ở được 3 tháng thì bỏ về ngoại ở đến năm 1998 mới lại về ở với mẹ tôi bây giơ em tôi ly hôn thì có được chia đất đó không mà đất của bố tôi là đất rừng muộn 30 muoi năm bố tôi mất không để lại di chúc nay tòa án phúc thấm sử chia cho vợ em tôi là 1450m2 đất đó mà vợ em tôi lập chúc thư già chỉ có bản phô tô không có chứng thực mà cũng không có bản gốc giờ tôi phải làm sao bây giờ nhờ luật sư giúp đỡ tôi với
Chào bạn,
Trường hợp này bạn hãy liên hệ trực tiếp Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn bạn.
Xin luật sư tư vấn cho biết. Tất cả tài sản là do ba mẹ tôi mua cho vợ chồng tôi ở nhưng tài sản đó là do ba mẹ tôi đứng tên thì khi li hôn có chia cho vợ tôi ko .Xin luật sư tư vấn cho biết
Chào bạn Phan thanh tơ, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvaluat.com
Theo như thông tin bạn cung cấp, ba mẹ mua tài sản tặng cho vợ chồng bạn, nhưng tài sản đó vẫn đứng tên ba mẹ mẹ. Tức là tài sản này chưa chuyển quyền sở hữu sang cho vợ chồng bạn nên khi ly hôn, không tính đây là tài sản chung của vợ chồng vì nó vẫn đứng tên của ba mẹ. Do đó, khi ly hôn thì tài sản này sẽ không được chia.
Trân trọng
Xin hỏi. Bố tôi có mảnh đất do bà nội chết k viết giấy thừa kế. xong các a e bác bá vs bố đã thống nhất ký giấy tờ là bố tôi đứng tên mảnh đất hợp pháp. bố tôi có vợ đầu là tôi là con cả. sau này lấy vợ 2 cso 1 em trai. và nhà đất sổ đỏ bây giờ lại đứng tên bố tôi và vợ 2. nay bố tôi muốn chia ra phần nhà cho 2 người con. bố tôi ở với tôi vợ 2 ở với e. tuy nhiên nhà đất do bên nội để lại khi chia bố tôi và tôi có được phần nhiều hơn không ạ?
Chào bạn Mạc Triều Dương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Phần tài sản bà nội để lại được các anh em của bố giao cho bố đứng tên và nếu phần tài sản này không bị tranh chấp bởi các anh em bác bá của bố thì sẽ thuộc quyền sở hữu của bố bạn (vì đã có sự chuyển quyền sở hữu và bố bạn đã đứng tên hợp pháp mảnh đất này). Ngoài ra, bố bạn chưa mất nên không thể áp dụng các quy định về thừa kế trong trường hợp của này để chia tài sản. Do đó, để có thể nhận được giá trị tài sản do bên nội để lại thì bạn chỉ có thể thỏa thuận với bố, sau đó hai bên cùng nhau lập hợp đồng tặng cho tài sản.
Trân trọng!
chào luật sư.. chỵn là sắp tới e mún ly hôn.. khoảng thời gian trước chồg e có mượn bên pame e một số tiền để làm ăn và trước giờ vợ chồg e sốg chug với mẹ chồg.. vậy cho e hỏi nếu sau ly hôn số nợ đó sẽ được giải quyết sao ạ..? chia đôi mỗi người một nửa hay thế nào.. ?cám ơn luật sư..
Chào bạn Thiên Kiều
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com,
Đối với câu hỏi của bạn, Căn cứ quy định tại các Điều 37, 45 và 60 Luật hôn nhân gia đình 2014, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Trường hợp chồng của bạn tự mình vay tiền, không có thỏa thuận với bạn, và số tiền vay đó được sử dụng để tiêu dùng cá nhân không phục vụ cho lợi ích gia đình của bạn thì đây được xác định là nghĩa vụ tài sản riêng của chồng bạn, khi ly hôn bạn không cần trả nợ.
Trường hợp chồng bạn vay tiền để đầu tư làm ăn, lo cho cuộc sống gia đình bạn thì khi ly hôn bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ được thực hiện theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mỗi người có trách nhiệm trả một nửa số nợ.
Trân trọng.
Cũng xin hỏi thêm ví dụ như nhà ở đây trị giá 1 tỷ khi chia bố tôi 500tr vợ 2 500tr Bố tôi là thương binh 3/4 nếu phải ra tòa chia đôi tài sản. nếu tài sản đã chia thì bố tôi có phải chịu án phí khi chia tài sản là nhà đất k ở đây là 500tr mỗi ng 1 nửa
.
Chào bạn Mạc Triều Dương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Trong trường hợp khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết thì người chịu xác phí xác định như sau:
Theo quy định tại Điều 26 NQ 326/2016/UBTVQH, nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm thuộc về phía người có yêu cầu không được tòa án chấp nhận. Cụ thể hơn:
– Nếu bạn khởi kiện tranh chấp này ra tòa và yêu cầu chia tài sản của bạn được tòa án chấp nhận toàn bộ thì phía người bị kiện sẽ chịu toàn bộ án phí.
– Nếu yêu cầu của người khởi kiện được toàn án chấp nhận một nửa thì người khởi kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Người bị kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của người khởi kiện đối với người bị kiện được Tòa án chấp nhận.
– Nếu người bị kiện có yêu cầu phản tố thì phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Người khởi kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của người bị kiện được Tòa án chấp nhận.
– Án phí dân sự sơ thẩm được xác định dựa trên giá trị tài sản đang tranh chấp. Và người nào khởi kiện thì người đó có nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí (50% án phí)
Trên đây là một số trường hợp xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự. Tùy từng trường hợp cụ thể mà tòa xác định ai có nghĩa vụ. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời
Xin hỏi. Bố tôi hiện đang đứng tên ngôi nhà của bố. Vậy nếu sau này bố tôi mất tài sản đo chị dâu có được hưởng không anh chị đã li thân trước khi anh trai tôi mất và hiện nay chị đi lấy chồng ở đâu chúng tôi cũng không biết. trên giấy tờ chị vẫn là dâu nhà tôi. Hãy tư vấn cho chúng tôi biết làm thế nào để sau khi bố tôi mất chị dâu không về làm khó dễ cho anh trai tôi ( em chồng chị dâu tôi).
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
Đối với câu hỏi của bạn thì chúng tôi tư vấn như sau:
Nếu khi để lại thừa kế, bố bạn có để lại di chúc thì việc phân chia tài sản căn nhà đứng tên bố bạn sẽ theo di chúc đó. Trong trường hợp này phải thoả mãn điều kiện di chúc hợp pháp, không vi phạm về hình thức của di chúc và người thừa kế đáp ứng đủ các điều kiện của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nếu di chúc để lại không để lại tài sản cho chị dâu bạn thì chị dâu bạn không được hưởng phần thừa kế này.
Nếu thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì con dâu không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào vậy nên chị dâu bạn không có quyền được hưởng di sản do bố bạn để lại.
Mặt khác, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật nếu anh trai bạn chết trước bố bạn thì cháu bạn có thể thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 nhưng bạn không đề cập tới cháu vậy nên tạm kết luận trường hợp thừa kế thế vị không xảy ra.
Từ đó đủ căn cứ cho rằng con dâu không được chia tài sản của nhà chồng vì vậy chị dâu bạn không có căn cứ để gây khó dễ đối với tài sản mà bố bạn để lại.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.
Xin hỏi. Bố mẹ tôi có 3 người con. Con trai đã có vợ và 2 con. Vợ chồng người con trai đã xây nhà lên 1/2 mảnh đất của bố mẹ từ tháng 7/2019.Bây giờ bố mẹ muốn tách đất đó để cho con trai và làm sổ đỏ cho riêng con trai của mình vậy có được không ạ?
Chào bạn Luật, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Về điều kiện tách thửa, Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Như vậy để xem xét về điều kiện tách thửa thì chủ sử dụng đất phải tìm hiểu quyết định của ủy ban nhân tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
Chúng tôi không rõ hiện tại gia đình bạn đang sinh sống tại địa phương nào để có thể tư vấn cụ thể hơn. Do đó, gia đình bạn cần tìm hiểu quyết định của UBND tỉnh về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Nếu đáp ứng được diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì gia đình bạn có thể thực hiện việc tách thửa.
Trân trọng.
Chào luật sư ạ. Ls cho em hỏi,bà em hiện đang còn sống và chia tài sản đất đai di trúc để lại cho cậu em. Sau đó cậu em đi chuyển tên thành đất 2 vk ck.bg mợ em đòi ly hôn,và đòi chia tài sản.Có cách nào để tài sản của cậu em ko bị mất đi ko ạ.e cảm ơn ạ.
Vợ chồng tôi kết hôn đã 15 năm , sống chung và phụng dưỡng ba mẹ chông , đất do ba chồng đứng tên , trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng tôi đập bỏ nhà cũ xây lại nhà mới trên mảnh đất đó . Vậy khi ly hôn tôi có được chia tài sản , căn nhà , và công sức phụng dưỡng ko ? Có cần giấy tờ gì chứng minh nhà là do vợ chồng tôi xây ko ?
Chào bạn Thương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
– Phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ của con cái, do đó khi ly hôn sẽ không tính đến công sức phụng dưỡng
– Về vấn đề chia tài sản: ba chồng đứng tên thì tài sản đó vẫn thuộc về ba chồng, cho nên đất này sẽ không được xem là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, vợ chồng bạn có xây dựng lại nhà mới trên đất đó. Vì vậy tài sản trên đất chính là tài sản chung vợ chồng trong hôn nhân. Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia có tính đến các yêu tố sau:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Nếu có thể, bạn hãy cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bạn đóng góp, công sức vào việc tạo lập, duy trì tài sản chung cho vợ chồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời
Xin hoi Luật sư Tài sản đất ba me chồng cho chồng tôi đứng tên một mình chồng tôi. Vậy khi ly hôn tôi có được chia phần tài sản đất này kg Chân thành c on Luật sư
Chào bạn Nguyễn Thị Ly, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, việc chồng bạn đứng tên tài sản đó không đồng nghĩa với việc tài sản đó thuộc về chồng bạn. Tài sản là đất trên được xem là tài sản riêng của chồng bạn khi chồng bạn được ba mẹ chồng tặng cho riêng và Chồng bạn phải chứng minh được việc tặng cho riêng này. TRong trường hợp đã xác định được chồng bạn được ba mẹ bạn tặng cho riêng đất trên thì khi ly hôn, bạn sẽ không được chia phần tài sản này.
Trân trọng!
dat cua cha me toi tao dung khi cha me mat de lay dat cho toi nai toi va vo toi ly hon vo toi co chia phan dat do duoc khong
Chào bạn Thuận,
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy trong trường hợp cha mẹ bạn để lại đất cho vợ chồng bạn theo di chúc thì mảnh đất này được xác định là tài sản cung của vợ chồng bạn. Khi vợ chồng bạn ly hôn thì được hưởng một phần mảnh đất này. Trường hợp di chúc chỉ cho một mình bạn hưởng di sản là mảnh đất này thì đây là tài sản riêng của bạn, khi ly hôn vợ bạn không được hưởng.
Trường hợp không để lại di chúc thì đất này được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế ở cùng hàng thừa kế. Vợ của bạn không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào nên vợ bạn không được hưởng di sản này, như vậy khi ly hôn vợ bạn không được hưởng.
Trân trọng cảm ơn bạn đã liên hệ đến công ty.
Bà nội tôi có hai người con trai và gái,trước khi mất không để lại di trúc và người con trai cũng đã chết thì phân chia tài sản như thế nào ạ?
Chào bạn,
Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Nội dung tư vấn được căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và giả sử, tại thời điểm bà nội bạn chết, bà chỉ có hai đồng thừa kế hợp pháp là hai người con. Khi đó, cần phải xác định thời điểm người con trai đã chết – trước hay sau thời điểm bà nội bạn chết để giải quyết:
Trường hợp người con trai chết trước hoặc cùng thời điểm với bà nội bạn thì phải kiểm tra, thời điểm người con trai chết, người này có con không. Nếu có, thì sẽ phát sinh thừa kế thế vị. Tức là, các con của người con trai đã chết sẽ được thừa kế đối với di sản mà đáng lý người con trai này được nhận nếu còn sống theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự.
Trường hợp người con trai chết sau bà nội bạn thì người con trai vẫn được nhận di sản. Khi người con trai này chết đi, nếu không có di chúc, thì các thừa kế hợp pháp của người này được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ được nhận di sản của người con trai để lại.
Trân trọng cảm ơn.
A thừa kế 1 ngôi nhà từ cha mình cùng với anh trai của mình. Việc mua lại nhà bằng cách thành công được ghi lại. Một thời gian sau, A mua 1 phần căn nhà thuộc phần anh trai mình để trở thành chủ sở hữu của toàn bộ căn nhà. A giao ngôi nhà cho C ( con trai anh)
Bỗng nhưng D xuất hiện để nhận ngôi nhà trong khả năng mình với tư cách là ngừoi thừa kế của cha A của di chúc. Theo bản di chúc mà ông cho thấy được công nhận là được trả tiền, anh ta có quyền có được sở hứu ngôi nhà sau khi thử nghiệm. Theo bạn, giải pháp pháp lý của vấn đề này là gì? Xin cám ơn.
Chào bạn Lam, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Trong trường hợp việc yêu cầu chia di sản của D vẫn còn trong thời hiệu người thừa kế yêu cầu chia di sản theo quy định là 30 năm đối với bất động sản (BLDS 2015), 10 năm (BLDS 2005), thì nếu tại thời điểm A và anh trai A không thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế thì người thừa kế mới không thực hiện chia lại di sản bằng hiện vật nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán người thừa kế miws một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do vậy trong vụ việc, A và người anh của A phải có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị phần di sản tại thời điểm phân chia di sản cho D. C hoàn toàn không có nghĩa vụ thanh toán bởi lẽ thứ nhất C là người thứ ba ngay tình đồng thời theo quy định của pháp luật thì C cũng không phải chủ thể có trách nhiệm thanh toán cho C.
Trân trọng cảm ơn
Ông bà tôi để lại đất đai cho bố mẹ tôi, hiện nay bố tôi đã mất còn mẹ tôi nhưng quyền sử dụng đất mang tên bố tôi, không có tên mẹ tôi .Anh em tôi lập biên bản gia đình để mẹ tôi đứng tên và phần tài sản đã chia cho 3 người anh tôi còn mẹ tôi và tôi, mẹ tôi muốn làm giấy ủy quyền cho tôi toàn bộ phần đất và tài sản còn lại . Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không. Xin luật sư trả lời cho tôi
Xin chào bạn Hoàng Mây, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Tài sản ông bà bạn để lại cho bố mẹ bạn là tài sản chung của hai người. Do đó khi bố bạn mất di sản chỉ là 1/2 mảnh đất đó và phần này được chia đều cho 3 người là mẹ bạn, anh bạn và bạn trong trường hợp bố bạn không còn người con nào và bố mẹ của bố bạn đã mất. 1/3 mảnh đất còn lại thuộc về mẹ bạn
Sau khi chia thì phần đó thuộc về sở hữu của những ngươi này. theo đó mẹ bạn có quyền sở hữu đối với phần đất thuộc sở hữu của mình chứ không phải là toàn bộ mảnh đất.
trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0908 748 368 để được tư vấn./.
Xin cảm ơn luật sư đã trả lời cho tôi phần trên và tôi xin hỏi thêm: mẹ tôi muốn đứng tên phần đất của mẹ tôi và của tôi mà tôi chưa đồng ý có được không giờ mẹ tôi không có giấy đăng kí kết hôn mà lại hưởng lương vợ liệt sĩ tái giá tôi ở với mẹ tôi, mẹ tôi là chủ hộ khẩu , bây giờ mẹ tôi cứ bảo mẹ tôi à chủ không cho tôi quyền . Vậy tôi hỏi luật sư như vậy có đúng không? Xin luật sư tư vẫn cho tôi.
Xin trân thành cảm ơn!
Chào bạn Hoàng Mây, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Từ câu hỏi trước, phần tài sản được chia thành 3 phần như thỏa thuận của gia đình bạn là anh bạn 1 phần, mẹ bạn 1 phần, và bạn 1 phần. Hiện tại mẹ bạn muốn đứng tên trên cả phần đất của mẹ bạn và của bạn.
Trường hợp của bạn, thì mẹ bạn không được đứng tên trên phần đất của bạn nếu bạn không đồng ý, bởi gia đình bạn có thỏa thuận phân chia di sản bố bạn để lại và được đứng tên của mỗi người. Việc mà mẹ bạn và bạn có tranh chấp về việc đứng tên trên phần đất đã chia từ văn bản thỏa thuận, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để chia lại di sản theo quy định của pháp luật.
Nếu văn bản thỏa thuận phân chia di sản của gia đình bạn đã được công chứng thì bạn chỉ cần mang văn bản thỏa thuận đã được công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục tách thửa, sang tên diện tích đất của mỗi người. Còn việc bạn muốn để phần đất của mình cho mẹ hay ngược lại mẹ bạn muốn để phần đất đã được chia thì lập hợp đồng tặng cho tài sản.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi khó khăn vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368. Xin cảm ơn ./.
Cho em hỏi, trong gia đình, con trai muốn đứng tên sổ đỏ cùng bố mẹ. Thế nhưng sức khỏe anh trai em lại rất yếu, kb có thọ không, vì thế nên gđ em rất lăn tăn, và hoen cả là chị dâu em rất tham, vì thế ông bà không muốn cho tài sản. Nếu bh mà cho anh trai em đứng tên sổ đỏ cùng ông bà, thế nhưng mất trước ông bà thì con dâu có được hưởng tài sản không ạ ? Mong nhận đc câu trl sớm nhất. Em cảm ơn !
Chào bạn Trúc, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Nếu bạn không muốn chị dâu bạn được hưởng phần tài sản mà ông bà cho thì có thê làm thủ tục tặng cho tài sản đối với anh trai bạn trong đó ghi rõ là cho một mình anh trai bạn đồng thời làm giấy xác nhận tài sản riêng phần đất đó cho anh bạn thì khi làm thủ tục có đủ căn cứ xác định đó là tài sản riêng của anh bạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Ngoài ra khi bạn sợ trường hợp trên thì bạn có thể khuyên anh bạn là di chúc để lại tài sản cho những người anh bạn muốn để có thể giảm đi lượng tài sản mà chị dâu bạn có thể lấy. Trên đây là câu trả lời của chúng tôi. Trường hợp có nhu cầu cần chúng tôi giúp đỡ trực tiếp hay các dịch vụ như lập di chúc bạn vui lòng gửi cho chúng tôi các giấy tờ có liên quan qua mail chuyentuvanluat@gmail.com hoặc hotline 0908 748 368 để trao đổi cụ thể về vấn đề trợ giúp pháp lý. Xin cảm ơn./.
Gia đình nhà chồng Tôi có ba anh chị em. Bố mẹ chồng Tôi mât sau khi chúng tôi xây dựng gia đình. Nay vợ chồng tôi ly hôn. Xin hỏi Tôi có được nhận thừa kế tài sản là nhà của bố mẹ chồng để lại khi ly hôn không? ( các Cụ không để lại di chúc). thank!
( Hỏi hộ người thân)
Chào bạn Đăng Sỹ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: Theo quy định của pháp luật hiện nay, do người chết không để lại di chúc nên tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều Điều 651 BLDS 2015 như sau: Người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy con dâu không có trong hàng thừa kế khi chia tài sản thừa kế theo pháp luật nên không là đối tượng được hưởng di sản thừa kế.
Trân trọng!
Nước ngoài có xác định có dâu con rể được thừa kế của cha mẹ chồng không
Chào bạn Châu, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
Mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau về thừa kế. Đối với quy định của pháp luật Việt Nam, thừa kế sẽ được chia theo di chúc nếu di chúc hợp pháp. Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật với hành thừa kế như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
Hotline: 1900.63.63.87
Trân trọng!
Xin chào luật sư.bo mẹ chồng tôi có nói là chia cho vck tôi 9 mét đất nhưng bà nói bà lập dị chúc nhưng chỉ cần chu kí của con gái con trai còn con dâu và con rể ko cần . luật sư cho e hỏi thế còn dâu có được hưởng thừa kế không ạ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, con dâu chỉ được hưởng thừa kế khi người để lại di chúc hợp pháp để lại cho con dâu hưởng phần di sản đề cập trong di chúc. Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản được chia theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắc ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM
– Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 1900.63.63.87
Trân trọng!
Dạ chào luật sư, cho em hỏi.em và vợ lấy nhau được 5 năm. vợ chồng em đi làm nên không ở nhà sống chung với ba mẹ chồng. đầu năm 2020 vợ em bỏ nhà đi đến nay gần 1 năm, và đòi ly hôn. em và vợ có chung với nhau 1 bé gái được 5 tuổi, bé sống chung với ông bà nội từ nhỏ.khi bỏ nhà đi mẹ bé củng không có gọi điện về hỏi thăm con. vậy khi ly hôn em có được quyền nuôi con không ạ?. thêm trong quá trình sống chung ba mẹ cố xây nhà . do nhà nước hỗ trợ nên được gọi là nhà tình nghĩa trong khi đó em có phụ 1 ít cho ba mẹ. đó là tiền lương của em. vậy khi ly hôn vk em có quyền đòi chia tài sản không ạ?.trước khi bỏ nhà đi vợ em có nói thiếu nợ và kiu em đứng tên vay 1 số tiền để vợ trả nợ vậy khi ly hôn số khoản nợ đó là do ai chi trả ạ. em cám ơn luật sư.
chào bạn,
Đối với vấn đề con cái do các bên tự thỏa thuận, trường hợp không thể tự thỏa thuận thì tòa án sẽ xem xét điều kiện nuôi con của các bên để ra quyết định cho ai nuôi con. Về vấn đề tài sản chung của hai vợ chồng, vì phần nhà này nếu do ba mẹ của vợ xây thì bạn không có quyền đòi chia tài sản đối với phần nhà nói, Trong trường hợp đó là phần nhà do ba mẹ bạn xây dựng thì vợ của bạn không có quyền đòi chia tài sản đối với phần nhà nói trên. Ngoài ra, đối với những loại tài sản chugn khác thì vẫn chia theo quy định pháp luật. Đối với nghĩa vụ trả nợ, vì đây là giao dịch xác lập trong quá trình hôn nhân nên được xem là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng, khi ly hôn thì mỗi bên sẽ phải trả một nửa.
Trân trọng!
Chào luật sư, già đình tôi có 3 anh chị em. Anh cả lấy vợ, có 4 đứa con , rồi anh cả mất. Để lại vợ và 4 đứa con cùng tài sản bên già đình tôi để lại. Vài năm sau vợ của anh cả lấy chồng mới, sau khi lấy chồng, chúng tôi sẽ lấy đi phần tài sản của chúng tôi mà chúng tôi đã chia cho anh cả lúc anh còn sống. Điều đó có phù hợp với Pháp luật không, và chúng tôi có thể lấy lại được không ?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Cách đây 10 năm bà ngoại tôi có hứa cho tôi 1 lô đất , có viết giây và có cô tôi làm chứng , do làm ăn xa nên tôi không về nhà , sau đó vài năm sau thì ngoại tôi lại đem tài sản đó chuyển tên cho cậu tôi , tôi có liên hệ cậu nhưng cậu hứa sẽ trả lại ( nhưng không có ghi giấy tờ gì ) , giờ thì câu tôi và bà tôi đều mất do mắc covid , cậu tôi mất trước bà tôi 1 ngày .theo tôi hiểu thì bà tôi sẽ được hưởng 1 phần thừa kế tài sản của cậu tôi , vậy giấy mà ngoại tôi hứa cho đất cho tôi có thể xem là di chúc của ngoại tôi không? Ngoại tôi có tổng cộng 7 người con . Còn cậu Thì có 5 người con
Xin luật sư tư vấn giúp , xin cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Trân trọng./.