Luật Hình Sự

Trả hồ sơ điều tra bổ sung khi nào trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự?

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một trong những thủ tục của Tòa án trong quá trình xét xử để điều tra bổ sung. Thường là trong những vụ án hình sự có tính chất phức tạp, các chứng cứ được thu thập chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc các chứng cứ có nội dung mâu thuẫn mà cơ quan có thẩm quyền chưa thể xác minh, làm rõ ngay được. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ những điều mâu thuẫn trên. Vậy Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Căn cứ để Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 và khoản 1 Điều 280 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) có quy định về trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015 quy định Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;

b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;

c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;

d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

So với BLTTHS 2003, Bộ luật mới đã có một số sửa đổi. Ví dụ như ở điểm b khoản 1 Điều 245, BLTTHS 2015 quy định “Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác” thay thế cho cụm từ “một hay nhiều” của BLTTHS 2003 nhằm bao quát đầy đủ các trường hợp. Ví dụ như ngoài những tội phạm mà bị can thực hiện đã được khởi tố, điều tra đến thời điểm truy tố phát hiện bị can còn thực hiện từ hai tội phạm khác trở lên thì sẽ trở thành căn cứ để Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.

Thêm vào đó, tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015, tại giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
  2. Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
  3. Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
  4. Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần. Có thể thấy, BLTTHS 2015 đã bị giới hạn số lần cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (số lần cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại BLTTHS 2003 là 2 lần).

 

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định rõ trong BLTTHS 2015

Các trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 168 BLTTHS 2015 thì thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc về thẩm phán. Cụ thể: “Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây…”

Các căn cứ tại Điều 168 cũng được hướng dẫn chi tiết tại TT01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC. Theo Thông tư này, không phải tất cả các trường hợp có một trong các căn cứ được quy định tại Điều 168 đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngoài ra, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tuy không có quy định cụ thể về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn này. Nhưng tại khoản 2 Điều 299 BLTTHS 2015 có quy định:
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.

Cụm từ “yêu cầu điều tra bổ sung” khi Hội đồng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 299 để yêu cầu điều tra bổ sung thì Hội đồng xét xử của Tòa án vẫn phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát. Chính vì vậy, quy định tại khoản 2 Điều 299 thực chất cũng là quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, tại khoản 2 Điều 248 BLTTHS có quy định:

Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo tính khách quan của việc xét xử vụ án.

Trong xét xử theo thủ tục đặc biệt

Giai đoạn đặc biệt ở đây chính là thủ tục Giám đốc thẩm. Theo quy định tại Điều 272 BLTTHS thì “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị và phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm bao gồm:

Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định:

  1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
  2. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
  3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại.

Như vậy, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu điều tra lại khi có các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 273 BLTTHS, hủy bản án để điều tra lại theo quy định tại Điều 289 BLTTHS.

Tại Điều 290 BLTTHS cũng quy định: Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:

  1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của pháp luật;
  2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  3. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án. (Điều 298 BLTTHS)

Thời hạn để điều tra bổ sung và gia hạn điều tra bổ sung

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS thì: Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

Khi hết thời hạn điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra bổ sung và gửi đến Viện kiểm sát. Trong trường hợp chưa thực hiện xong việc điều tra bổ sung thì phải trình bày lý do chưa thực hiện xong và gửi đến Viện kiểm sát để đề nghị xem xét. Pháp luật tố tụng hình sự hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về thủ tục gia hạn thời hạn điều tra bổ sung.

Dịch vụ tư vấn Luật tố tụng hình sự tại công ty Luật Long Phan PMT

Trên đây là những quy định về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ Luật sư tư vấn Hình sự của chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết