Luật Thừa Kế

Anh em cùng cha khác mẹ thì có được hưởng di sản của nhau không?

Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển, mỗi người chúng ta ai cũng chú trọng vấn đề công việc, sự nghiệp để tạo cơ ngơi, tiền đề tài sản vững chắc cho những thế hệ sau. Từ đó mà ngày nay, vấn đề thừa kế cũng tất yếu được quan tâm hơn. Và một trong những câu hỏi đặt ra phổ biến là anh em cùng cha khác mẹ thì có được hưởng di sản của nhau không?

anh em cùng cha khác mẹ có được hưởng di sản của nhau
Anh em cùng cha khác mẹ có được hưởng di sản của nhau?

Mối quan hệ của anh em cùng cha khác mẹ trong thừa kế

Tại điểm e Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19 tháng 10 năm 1990 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các con đó là cùng cha hay khác cha. Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau. Theo đó, anh em cùng cha khác mẹ cũng là anh em ruột và có vị trí giống như anh em ruột khi xem xét vấn đề thừa kế.

Hưởng di sản của nhau theo pháp luật (không có di chúc)

Theo Điều 613 Bộ luật dân sự về người thừa kế thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự về người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự thì hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Và khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự thì những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự thì người không được quyền hưởng di sản gồm: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Người từ chối hưởng di sản được quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự. Theo đó, trong trường hợp không có di chúc, vấn đề thừa kế được giải quyết theo pháp luật thì anh em cùng cha khác mẹ sẽ vẫn được hưởng di sản của nhau với tư cách là anh em ruột. Do đó, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất của anh (em) cùng cha khác mẹ và đồng thời người anh (em) này không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản thì hoàn toàn được quyền hưởng di sản của anh (em) cùng cha khác mẹ của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Hưởng di sản của nhau trong trường hợp có di chúc

hưởng di sản của nhau trong trường hợp có di chúc
Hưởng di sản của nhau trong trường hợp có di chúc

Pháp luật về thừa kế hiện hành dựa trên cơ sở pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản nên trường hợp nếu người để lại di sản mong muốn cho ai thừa kế di sản của mình thì pháp luật hoàn toàn không giới hạn. Theo khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự quy định về người không được quyền hưởng di sản thì những người theo quy định không được hưởng di sản theo pháp luật sẽ vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó. Theo đó, trường hợp anh em cùng cha khác mẹ mặc dù thuộc các trường hợp không được hưởng di sản  theo pháp luật của anh em mình nhưng anh em của họ vẫn đồng ý cho hưởng di sản theo di chúc thì vẫn được hưởng di sản của nhau. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc hoàn toàn có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Theo đó, nếu anh em cùng cha khác mẹ truất quyền hưởng di sản của người anh em cùng cha khác mẹ của mình thì người này chắc chắn sẽ không có quyền hưởng. Ngoài ra, trường hợp anh em cùng cha khác mẹ từ chối hưởng di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự cũng sẽ không hưởng di sản của anh em mình.

Trên đây là bài viết về anh em cùng cha khác mẹ thì có được hưởng di sản của nhau không? Anh em cùng cha khác mẹ có vị trí như anh em ruột trong quan hệ thừa kế. Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì những người này hoàn toàn có quyền được hưởng di sản của nhau nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản. Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, việc có được hưởng di sản của nhau hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, nếu người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế thì người này cũng sẽ không được quyền hưởng di sản.

Trường hợp quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết