Luật Hình Sự

Thủ tục xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện

Xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhiều trường hợp lợi dụng danh tiếng bản thân để kêu gọi từ thiện nhưng lại chiếm đoạt số tiền này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ mà có các biện pháp xử lý nghiêm theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ phân tích trình tự, thủ tục xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện để giúp quý đọc giả làm rõ vấn đề này

 

Hoạt động từ thiệnHoạt động từ thiện

Hoạt động từ thiện là gì ?

  • Hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động nhân đạo, phù hợp với văn hóa, đạo đức của nhân dân ta. Nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó khăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở hạ tầng, các điều kiện chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đặc biệt trong hoàn cảnh bị thiệt hại do thiên tai, dịch họa.
  • Sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua ngoài giá trị bằng vật chất to lớn, còn phản ảnh về mặt tinh thần. Cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời truyền cảm hứng của lòng yêu nước, sự đoàn kết thương yêu nhau trong nhân dân.

Chiếm đoạt tiền từ thiện được hiểu như thế nào ?

Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Theo đó chiếm đoạt từ thiện là việc cá nhân, tổ chức có hành vi chuyển dịch trái pháp luật tiền, hàng cứu trợ hay các hàng hóa, tài sản khác được sử dụng để từ thiện với mục đích vụ lợi cá nhân hoặc mục đích khác.

Hiện nay, theo Điều 8 Nghị định 93/2021/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Khoản 3 Mục II Hướng dẫn 95/HD-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 04/01/2023, công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

 

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiệnHành vi chiếm đoạt tiền từ thiện

Xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện

  • Theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP hướng dẫn về công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, mục đích, công khai, minh bạch.
  • Nghiêm cấm hành vi báo cáo gian lận, sai sự thật, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi

Truy cứu trách nhiệm hình sựTruy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt vi phạm hành chính

Người chiếm đoạt tiền từ thiện nếu có các hành vi:

  • Báo cáo gian lận, sai sự thật, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài ủng hộ, đóng góp
  • Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi

sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và sẽ bị tịch thu toàn bộ số tiền đã kêu gọi, quyên góp được dựa vào cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu các chế tài theo quy định pháp luật. Việc xác định “hành vi gian dối  để chiếm đoạt tiền từ thiện” có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện là cơ sở để xác định tội danh là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nếu người chiếm đoạt tiền từ thiện có hành vi chiếm đoạt với thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội. Thì có căn cứ để xác định đây là hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Còn Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ. Thì có căn cứ để xác định đây là hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Người phạm tội có thể đối mặt với mức án phạt từ lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Xem thêm: Lừa đảo khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Luật sư bào chữa do chiếm đoạt tiền từ thiện

  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…;
  • Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội.
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;

Như vậy, việc chiếm đoạt tiền từ thiện là hành vi vi phạm pháp luật. Trên đây, bài viết đã giới thiệu về thủ tục xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa của chúng tôi vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết