Luật Hình Sự

Thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản

Việc thực hiện thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế đóng vai trò quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội. Thông qua bài viết với những thông tin hữu ích dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giúp Quý bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn liên quan đến Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế và đưa ra những hướng dẫn xử lý phù hợp nhằm giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp này.

Tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Quy định pháp luật về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Tội tham ô tài sản được pháp luật quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nười phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm và có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, có thể thấy, tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý liên quan đến lĩnh vực y tế. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải là người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực y tế và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.

Điển hình là vụ việc hàng loạt quan chức cấp cao trong các cơ quan như Bộ Y tế, CDC các địa phương,… bị khởi tố điều tra với hàng loạt tội danh trong đó có tội tham ô tài sản vì có liên quan đến vụ việc nâng giá kist test Covid-19 ở Công ty Việt Á gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Hồ sơ xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

  • Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nội dung đơn cần phải có những thông tin cơ bản gồm:
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Địa điểm,ngày, tháng,năm làm đơn;
  • Tên đơn: đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
  • Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra đang giải quyết vụ án hình sự;
  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (bao gồm cả số, ngày cấp, nơi cấp), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn;
  • Tóm tắt vụ án cần được giảm nhẹ hình phạt;
  • Lý do giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo;
  • Ký tên và điểm chỉ làm chứng cuối đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
  • Các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh về tình tiết giảm nhẹ được pháp luật quy định.

Nộp đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ở đâu

Người viết đơn có thể đến Tòa án, Viện kiểm sát đang  giải quyết vụ án để nộp đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế cho người phạm tội.

Luật sư tư vấn thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

  • Nghiên cứu, tư vấn phương án xử lý cho khách hàng;
  • Tư vấn các quy định pháp luật về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế;
  • Tư vấn xác định khung hình phạt, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể được áp dụng;
  • Tư vấn soạn thảo đơn xin giảm nhẹ hình phạt, văn bản và tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
  • Hướng dẫn xử lý xuyên suốt quá trình thực hiện thủ tục;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng trong suốt quá trình giải quyết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những hướng dẫn xử lý thực hiện thủ tục xin giảm nhẹ hình phạt mà Chuyên tư vấn luật vừa cung cấp đến Quý bạn đọc, nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết các vụ án hình sự của chúng tôi tin rằng sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách. Xin chân thành cám ơn!

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết