Luật Dân sự

Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự

Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự được tiến hành như thế nào? Là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ giám đốc thẩm vụ án dân sự là một thủ tục đặc biệt của Tòa án xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Đâu là căn cứ để bản án được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Chủ thể có thẩm quyềnphạm vi giám đốc thẩm như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này.

Giám đốc thẩm vụ án dân sự

>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự

Giám đốc thẩm vụ án dân sự

Giám đốc thẩm vụ án dân sự là gì?

Căn cứ Điều 325, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”

Căn cứ xem xét vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm

Khi nào được miễn trách nhiệm hình sự

Căn cứ để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Khoản 1, Điều 326, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 theo đó, để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các điều kiện, căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

>> Xem thêm: Những căn cứ để kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 331, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm các chủ thể sau đây:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Pháp luật quy định về xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự

Chủ thể tham gia phiên tòa

Căn cứ Điều 341, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm bao gồm:

  • Chủ thể tiến hành tố tụng: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án,
  • Chủ thể tham gia tố tụng: Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác

Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Thời hạn Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm là 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án (Điều 339, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Trình tự, thủ tục xem xét tại phiên tòa giám đốc thẩm

Trình tự xét xem tại phiên tòa giám đốc thẩm.

>> Xem thêm: Người bị kiện trong vụ án dân sự được vắng mặt mấy lần ?

Căn cứ Điều 341, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trình tự, thủ tục xem xét tại phiên tòa giám đốc thẩm được thực hiện như sau:

Bước 01: Chủ tòa khai mạc phiên tòa, sau đó một thành viên của Hội đồng xét xử tóm tác nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực bị kháng nghị.

Đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị nếu Viện kiểm sát kháng nghị.

Bước 02: Đương sự, người đại diện hợp pháp…trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Nếu họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.

Bước 03: Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Bước 04: Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

Phạm vi giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 342, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phạm vi giám đốc thẩm thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:

  • Chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
  • Có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

Thẩm quyền của hội đồng xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 343, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 theo đó Hội đồng xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm sẽ có các thẩm quyền sau:

  • Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
  • Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là bài viết liên quan đến thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan trên hoặc các vấn đề Luật Dân sự. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết