Luật Đất Đai

Thủ Tục Xác Lập Quyền Sử Dụng Thửa Đất Liền Kề

Quyền sử dụng thửa đất liền kề là quyền hạn chế của chủ sử dụng đối với người sử dụng thửa đất liền kề chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, những người sử dụng thửa đất liền kề này vẫn chưa hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của mình đối với thửa đất đó cũng như việc xác lập quyền sử dụng thửa đất liền kề nên thực tế đã xảy ra nhiều tranh chấp không đáng có. Vậy, thủ tục xác lập quyền sử dụng thửa đất liền kề được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ được làm rõ.

Hướng dẫn thủ tục xác đăng ký quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

>>Xem thêm:Tư vấn khởi kiện tranh chấp lối cấp thoát nước

Quyền sử dụng thửa đất liền kề là gì?

Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên cũng có những chủ thể khác có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Một trong số những quy định đó là quy định về quyền đối với bất động sản liền kề. Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai cũng quy định về quyền sử dụng thửa đất liền kề như sau:

  • Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền) theo Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề (khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013). Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Hồ sơ đăng ký xác lập quyền sử dụng thửa đất liền kề

Trình tự, thủ tục xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề gồm có:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề

Theo Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

  • Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.

Căn cứ quy định trên của pháp luật, thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất giáp ranh, liền kề bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì người nhận hồ sơ lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Sau đó, nội bộ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tự động liên hệ các bộ phận liên quan như bộ phận Địa chính – Môi trường cấp xã, cấp huyện; Ủy ban nhân cấp xã; các bộ phận liên quan khác nhằm mục đích thực hiện việc kiểm tra, đo đạc đối với ranh giới thửa đất giáp ranh cần xác lập quyền sử dụng chung.

Bước 3: Trả kết quả

Người nhận đến nhận kết quả theo ngày được ghi trên giấy biên nhận hồ sơ. Bộ phận trả kết quả kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, giấy giới thiệu và giấy uỷ quyền (nếu có), hướng dẫn người nhận kết quả nộp phí, lệ phí và trả kết quả cho người đến nhận.

Trên đây là bài viết tư vấn liên quan đến việc xác lập quyền sử dụng thửa đất liền kề. Trong trường hợp khách hàng còn thắc mắc thêm về những vấn đề liên quan đến bài viết hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý, xin vui lòng liên hệ đến Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!

 

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết