Luật Đất Đai

Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất 2023

Hành vi lấn chiếm đất đai là một hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng nắm rõ các quy định về thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai. Vậy thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất 2023 quy định như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý cần thiết mời quý bạn đọc theo dõi: Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất 2021

Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất 2023

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Căn cứ theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo: Cụ thể tại Điều 38 quy định Thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Đây là mẫu giấy tờ pháp lý được sử dụng để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện thửa đất đang bị lấn chiếm trái phép nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm các quyền lợi, tài sản. Đơn tố cáo lấn chiếm đất gồm các nội dung sau: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm; Tên đơn; Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo; Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung ( họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp); Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại; Nội dung trong đơn tố cáo:

  • Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…

Lời cam đoan của người làm đơn; Chữ ký xác thực của người làm đơn. Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Thụ lý và giải quyết

Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 quy định; theo đó Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện:

  • Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
  • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
  • Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu xảy ra trường hợp tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Việc giải quyết tố cáo theo quy định không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng cũng không quá 30 ngày và trường hợp đặc biệt phức tạp có thể gia hạn hai lần ( mỗi lần không quá 30 ngày).

Người có thẩm quyền ra quyết định bằng qua văn bản về việc gia hạn giải quyết tố cáo và có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại Điều 38, 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Trường hợp Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản – vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác; ngoài ra công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.

Thủ tục tố cáo tiếp trong trường hợp không chấp thuận kết quả giải quyết tố cáo

Trường hợp tố cáo tiếp khi có trường hợp không chấp thuận kết quả giải quyết cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết.

Việc xử lý được thực hiện như sau:

  • Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;
  • Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
  • Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo.

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi lấn chiếm đất đai mà xử phạt hành chính hoặc áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể theo quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau: Hình thức xử phạt chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
  • Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai.

Mức phạt tiền đối với hành vi: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì tùy từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi lấn chiếm đất phải chịu phạt từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. >>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết lấn chiếm đất công Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai 2023. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn luật đất đai hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Trân trọng./.

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết