Luật Dân sự

Thủ tục tố cáo hành vi không thi hành bản án

Thủ tục tố cáo hành vi không thi hành bản án là kiến thức cần biết để cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp thông tin tham khảo cho độc giả.

Không thi hành án là hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

Thế nào là không thi hành bản án?

Không thi hành bản án là hành vi của người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án  của Tòa án.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018.

Thủ tục khởi kiện ra Tòa án yêu cầu trả nhà
Thủ tục khởi kiện ra Tòa án yêu cầu trả nhà

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Khoản 1 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi không thi hành án như sau:

  • Tố cáo hành vi không thi hành án của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi không thi hành án của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thi hành án do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó giải quyết.

Đơn tố cáo

Người tố cáo (NTC) phải làm đơn thể hiện rõ những nội dung như sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;
  • Cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Họ tên, chức vụ, nơi công tác của người bị tố cáo;
  • Trình bày ngắn gọn về hành vi vi phạm pháp luật;
  • Các thông tin khác có liên quan;
  • Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.

LƯU Ý, nếu tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi NTC cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Luật sư tư vấn cho khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
Sau khi thụ lý đơn tố cáo được giải quyết ra sao?

Thủ tục tố cáo việc không thi hành án

Thời hạn giải quyết tố cáo

Điều 30 Luật Tố cáo 2018 và Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo;
  • Nếu vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần, tối đa 30 ngày;
  • Nếu vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Trình tự, thủ tục

  1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, người tiếp nhận vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.
  2. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi đủ các điều kiện sau đây:
  3. Đơn tố cáo đảm bảo nội dung tại Mục (3);
  4. NTC có đủ năng lực hành vi dân sự; nếu không thì phải có người đại diện hợp pháp;
  5. Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của người tiếp nhận tố cáo;
  6. Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm và hành vi vi phạm pháp luật.
  7. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hay cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.
  8. Kết thúc xác minh, người được giao xác minh báo cáo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
  9. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh, tài liệu và chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
  10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến NTC.
  11. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý.
  12. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý, người xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo phải thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
  13. Nếu cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật hoặc việc giải quyết tố cáo đã quá thời hạn thì NTC có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn về hoạt động tố cáo. Nếu quý bạn đọc cảm thấy sự chậm trễ khi thi hành án của cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình xin liên hệ ngay cho Luật sư thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn./.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết