Luật Đất Đai

Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được pháp luật quy định ra sao vì hiện nay việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đang rất sôi nổi, khuấy đảo thị trường bất động sản nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy thủ tục thế chấp” nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Nhà ở hình thành trong tương lai

Khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai

Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Theo khoản 4 Điều 3, Luật Kinh doanh bất động sản 2014

 

Điều kiện nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp.

Điều kiện nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp theo quy định pháp luật

Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp tại tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện quy định. Bao gồm

  • Trường hợp chủ đầu tư (CĐT) thế chấp dự án xây dựng nhà ở hoặc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án: có hồ sơ, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt; có giấy CNQDĐ hợp pháp trên phần đất xây dựng dự án; đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và một số điều kiện khác. 
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này thì ngoài (1) các điều kiện liên quan đến giấy CNQSDĐ thì còn (2) phải đảm bảo mục đích thế chấp là để mua chính nhà ở hình thành trong tương lai đó. Như vậy, mọi mục đích khác sẽ cơ bản vi phạm quy định pháp luật.

Căn cứ: Điều 147 Luật Nhà ở 2014 và Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN

Điều kiện đưa nhà ở hình thành trong tương lai vào kinh doanh

Theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản 2014 để một bất động sản trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
  • Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

>> Xem thêm: Mua bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng hợp đồng góp vốn có đúng luật không?

Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

Hồ sơ thế chấp

Căn cứ Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN thì hồ sơ thế chấp gồm có:

Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:

  • Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai được mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (bản gốc);
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
  • Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của mình:

  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai (bản gốc);
  • Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng;
  • Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở

  • Người yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp nộp hồ sơ yêu cầu công chứng.
  • Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý ghi vào sổ công chứng.
  • Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng thế chấp.
  • Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng thế chấp hoặc công chứng viên đọc cho người công chứng nghe.

Đăng ký và cung cấp thông tin về việc hình thành nhà ở trong tương lai

Đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

  • Việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chỉ phải thế chấp biện pháp bảo đảm khi có yêu cầu;
  • Người yêu cầu đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau khi tiếp nhận, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ.
  • Trường hợp cơ quan đăng ký thế chấp phát hiện sai sót trong nội dung thế chấp đã đăng ký thì chỉnh lý thông tin trong hồ sơ đăng ký thế chấp.
công việc luật sư thực hiện trong vụ án hình sự
Đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Cung cấp thông tin về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Việc cung cấp thông tin về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật đất đai của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết