Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục cần thiết cho doanh nghiệp nước ngoài muốn mở CHI NHÁNH để tiến hành hoạt động kinh doanh mở rộng thị trường tại Việt Nam. Để thành lập doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục theo quy định của Pháp luật Việt Nam để xin cấp giấy phép thành lập “chi nhánh”  và có một con dấu riêng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thủ tục nêu trên.

Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Khái niệm chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh.

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

Hồ sơ chuẩn bị thành lập

Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh doanh nghiệp tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;
  • Bản sao sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.

Đối với hồ sơ xin cấp con dấu chi nhánh

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký mẫu con dấu;
  • Giấy phép hoạt động chi nhánh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Đăng ký giấy phép hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

  • Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Cơ quan cấp Giấy phép.
  • Địa điểm​ nộp hồ sơ: Bộ Công Thương thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh. (Điều 6 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)
  • Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Xin cấp con dấu chi nhánh

  • Địa điểm​ nộp hồ sơ: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết.

Việc cấp Giấy chứng nhận chi nhánh sẽ do Sở Công thương thực hiện sau khi công ty nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện và nộp bộ hồ sơ thành lập chi nhánh hợp lệ.

Hồ sơ, trình tự thực hiện thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Lưu ý: Các trường hợp cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài:

  • Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
  • Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
  • Việc thành lập Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  • Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Luật sư hỗ trợ khách hàng thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư hỗ trợ khách hàng thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng công việc sau:

  • Soạn thảo đơn từ, xem xét tất cả các giấy tờ, biểu mẫu, tài liệu cần thiết cung cấp bởi thương nhân nước ngoài cho việc thành lập chi nhánh, đưa ra ý kiến tư vấn để các tài liệu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Dịch tất cả các tài liệu được cung cấp bởi thương nhân nước ngoài sang Tiếng Việt;
  • Đại diện thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ;
  • Thông báo cho thương nhân nước ngoài tất cả các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định hồ sơ;
  • Nhận Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh và gửi cho khách hàng;
  • Tiến hành đăng ký con dấu chi nhánh và đăng ký thuế cho Chi nhánh.

Chi phí dịch vụ

Chi phí dịch vụ bao gồm phí cố định- được thỏa thuận dựa theo vụ việc cụ thể và phí kết quả- do khách hàng tùy chọn nhằm tăng cường tính hiệu quả của công việc. Việc tính toán mọi khoản thanh toán đã được cân nhắc đến khả năng giảm trừ nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Cam kết bảo quản, giữ gìn tài liệu được giao, giữ bí mật các thông tin khách hàng. Thực hiện công việc một cách tận tâm và thường xuyên thông báo với khách hàng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng.

Trên đây là bài viết tư vấn về Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp người đọc có thắc mắc liên quan tới bài viết hoặc có các khó khăn/nhu cầu cần được tư vấn sâu hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Xin cảm ơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết