Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài đang được phần lấn các nhà đầu tư quan tâm. Nắm vững thủ tục sẽ giúp cho các nhà đầu tư thành lập cũng như hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi nhất tại Việt Nam. Chuyên Tư Vấn Luật sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số quy định về thành lập công ty liên doanh nước ngoài tại Việt Nam.

Tìm hiểu thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Tìm hiểu thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Công ty liên doanh được hiểu thế nào?

Công ty liên doanh là các doanh nghiệp liên doanh bởi hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở:

  • Hợp đồng liên doanh;
  • Hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài và Chính phủ nước CHXHCNVN;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Vì đặc thù của các bên tham gia trong quan hệ liên doanh, nên về mặt pháp lý,  công ty được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp đó hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện gì?

Vốn pháp định tối thiểu của công ty liên doanh

  • Pháp luật hiện hành đã bãi bỏ các quy định về vốn pháp định tối thiểu của công ty liên doanh. 
  • Tùy vào ngành nghề mà pháp luật yêu cầu hoặc không về vốn pháp định tối thiểu, cũng như mức vốn.
Vốn pháp định tối thiểu của công ty liên doanh

Vốn pháp định tối thiểu của công ty liên doanh

Điều kiện để được đầu tư liên doanh

Để được thành lập công ty liên doanh, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài không vi phạm pháp luật nước Việt nam và nước ngoài, không bị cấm thành lập và đảm nhận doanh nghiệp. Mặc khác, các nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Chủ thể đầu tư

  • Nhà đầu tư là cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, 23,24 BLDS 2015. Không ở trong thời gian chấp hành hình phạt tù cũng như không nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nhà đầu tư là pháp nhân: Phải được thành lập hợp pháp, thực thi pháp luật đầy đủ và vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Cả hai chủ thể này đều phải đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

Khả năng tài chính

Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết.

Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam.

Các điều kiện khác về thành lập công ty như:

  • Vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh.
  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…).
  • Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép tại Việt Nam, không kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm đầu tư được quy định tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020.

>> Xem thêm: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định tại các Điều 33, 34,35 Luật Đầu tư 2020 để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Hoàn thiện giấy tờ pháp lý đối với từng hình thức cụ thể như sau:

Phía đối tác Việt Nam cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty;
  • Thẻ căn cước/ Chứng minh thư của cá nhân góp vốn người Việt;
  • Biên bản họp và Quyết định của Công ty về việc góp vốn để thành lập công ty liên doanh;
  • Giấy xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản tương ứng với số vốn góp dự định sẽ góp vào công ty liên doanh.

Phía đối tác nước ngoài cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận hoạt động tại nước sở tại;
  • Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất có kiểm toán hoặc chứng từ chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế;
  • Điều lệ hoạt động;
  • Bản Quyết định thực hiện đầu tư vào Việt Nam;
  • Giấy tờ tùy thân của người đại diện;
  • Hợp đồng liên doanh giữa các bên.

Những giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp cần phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại quốc giá đó trước khi được sử dụng tại Việt Nam.

Thủ tục thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Bước 2: Tiến hành soạn thảo giấy tờ pháp lý.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền qua các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Công ty chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh thì sẽ nộp hồ sơ tại Phòng đầu tư trong nước thuộc Sở Kế hoạch đầu tư.
  • Trường hợp 2: Công ty cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hồ sơ nộp tại Phòng đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch đầu tư.
  • Trường hợp 3: Công ty cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép kinh doanh khi thương nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn vào Việt Nam với mục đích thực hiện hoạt động thương mại hóa, khi đó hồ sơ sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Công thương.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty thương mại dịch vụ

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài. Nếu quý khách hàng đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết