Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Hợp Danh

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Với loại hình này, có thể kết hợp được uy tín cá nhân để tạo dựng hình ảnh công ty, tạo sự tin cậy cho đối tác. Việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên ít. Để thành lập công ty hợp danh đòi hỏi nhiều thủ tục theo yêu cầu của cơ quan cấp phép thành lập công ty hợp danh, dưới đây là bài viết về thủ tục để thành lập công ty hợp danh

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh

>>Xem thêm: Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay

Thủ tục thành lập công ty hợp danh là gì?

Khi thực hiện các thủ tục khai sinh về mặt pháp lý cho một công ty hợp danh thì đó được xem là thủ tục thành lập công ty hợp danh.

Theo quy định tại điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Việc thành lập công ty hợp danh phải được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp phép thành lập công ty hợp danh cấp Tỉnh nơi công ty hợp danh dự kiến thành lập đặt trụ sở chính. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 22, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến hành thủ tục hành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
  • 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý đối với thành viên công ty (cá nhân hoặc tổ chức);Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước (theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn)

Trình tự, thủ tục thành lập công ty hợp danh

Trong thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo trình tự quy định ở điều 26 Luật doanh nghiệp 2020, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ này và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  • Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi thành lập, công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi thành lập, công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố gồm nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty và danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo điều 45, Nghị định 122/2021 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp (điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020)

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. 

Trên đây là bài viết về “Thủ tục thành lập công ty hợp danh”. Nếu Quý khách có nhu cầu xin cấp phép thành lập một công ty hợp danh với sự chuyên nghiệp, thủ tục đầy đủ, chính xác, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *