Luật Dân sự

Thủ tục thẩm định giá nhà tranh chấp khi đang khởi kiện ở tòa

Thủ tục thẩm định giá nhà tranh chấp hiện nay gần như là một thủ tục xảy ra thường xuyên trong các vấn đề tranh chấp về bất động sản (BĐS) được khởi kiện ở tòa. Vậy làm sao để yêu cầu thực hiện thủ tục này? Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc này.

Thủ tục thẩm định giá nhà tranh chấp khi khởi kiện ở tòa
Thủ tục thẩm định giá nhà tranh chấp khi khởi kiện ở tòa

Thế nào là thẩm định giá?

Trước hết để vận dụng được tốt nhất thủ tục thẩm định giá ta phải hiểu rõ được về bản chất của nó. Theo quy định về Luật giá năm 2012 thì định nghĩa thẩm định giá như sau:

“Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”

Các trường hợp thẩm định giá tài sản khi đang khởi kiện ở tòa

Quyền yêu cầu thẩm định giá tại tòa

Khi đang khởi kiện ở tòa đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) sẽ được thực hiện các phương thức sau để thẩm định tài sản đang tranh chấp nói chung và nhà đất đang tranh chấp nói riêng, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, đương sự có quyền thỏa thuận với nhau lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
  • Thứ hai, một hoặc các bên đương sự có thể yêu cầu tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá.

CSPL: khoản 2,3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Đương sự có quyền yêu cầu thẩm định giá
Đương sự có quyền yêu cầu thẩm định giá

Thẩm quyền tự ra Quyết định của Tòa án

Trong khi giải quyết về tài sản tranh chấp Tòa án còn có thể tự ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
  • Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba
  • Có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

CSPL: khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

>>>Tham khảo thêm tại: Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất không sổ.

Trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản tranh chấp ở tòa án

  • Sau khi có quyết định thẩm định giá, Tòa án thành lập hội đồng định giá gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan.
  • Chỉ khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng, Hội đồng định giá tiến hành định giá. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá.
  • Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, nhưng chỉ có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá, Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
  • Tòa án thành lập hội đồng định giá khi có quyết định
  • Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự.
  • Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
  • Trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự có thể thực hiện thủ tục định giá lại tài sản.

CSPL: khoản 4, 5 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thủ tục thẩm định giá ở các tổ chức thẩm định giá
Thủ tục thẩm định giá ở các tổ chức thẩm định giá

Trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản tranh chấp ở các tổ chức thẩm định giá

Khi đương sự muốn thẩm định giá nhà (tài sản) tranh chấp ở các tổ chức thẩm định giá thì thông thường sẽ qua các bước cơ bản như sau:

  • Khách hàng nộp đơn yêu cầu thẩm định giá.
  • Tổ chức thẩm định giá nghiên cứu hồ sơ, xác định mục đích thẩm định giá, lập quy trình, phương pháp thẩm định giá được nhà nước quy định để tiến hành thẩm định giá.
  • Tiến hành điều tra, khảo sát về đối tượng thẩm định giá, tình hình thị trường của tài sản bất động sản cần thẩm định giá, thu thập các thông tin có liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; Áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp.
  • Viết báo cáo kết quả thẩm định giá và thông báo (Chứng thư thẩm định giá) cho khách hàng.

Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề về thủ tục thẩm định nhà tranh chấp khi khởi kiện ở Tòa án. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề xoay quay việc giải quyết tranh chấp nhà đất (tài sản) hay các thủ tục tố tụng liên quan  vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được tư vấn Luật. Xin cảm ơn./.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết