Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện thường được doanh nghiệp thực hiện khi rơi vào tình trạng khó khăn để tránh tình trạng tạm ngừng của doanh nghiệp. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc về thủ tục cũng như nghĩa vụ phải thực hiện khi tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện, sau đây Chuyên Tư Vấn Luật xin tổng hợp một số quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan đến tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện công ty

Văn phòng đại diện công ty

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020.

Quy định pháp luật về tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

  • Việc tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty sẽ do công ty tự quyết định hoặc theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Việc tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động.
  • Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020.

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Thành phần hồ sơ

  • Thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty theo mẫu số 29, Phụ lục II-19, ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật không tự nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động mà ủy quyền cho người khác thực hiện).

Cơ sở pháp lý: Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt văn phòng đại diện.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Thủ tục thực hiện tạm ngừng

  • Bước 1: Công ty chuẩn bị hồ sơ.
  • Bước 2: Công ty nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.
  • Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho công ty.
  • Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra, xem xét và giải quyết hồ sơ của công ty.
  • Bước 5: Công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận.

Cơ sở pháp lý: Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài

Thời hạn giải quyết

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Xử phạt khi tạm ngừng nhưng không thông báo

Xử phạt khi không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Xử phạt khi không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

  • Doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng hoạt động thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
  • Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; .phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý: điểm c Khoản 1 Điều 50, điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

  • Tư vấn các vấn đề về thuế và thủ tục có liên quan đến tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty.
  • Soạn thảo hồ sơ tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện
  • Đại diện nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế.
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện
  • Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

Trên đây là toàn bộ các vấn đề pháp lý về thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện cần thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh cũng như quy định về hậu quả pháp lý khi tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo mà Chuyên tư vấn luật muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc cần được tư vấn về tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện nói riêng và hoạt động của doanh nghiệp nói chung có thể liên hệ trực tiếp với luật sư tư vấn luật doanh nghiệp  của Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900.63.63.87.

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết