Luật Hôn Nhân Gia Đình

Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài là vấn đề nhiều người thắc mắc và cần được giải đáp. Thời gian giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài sẽ diễn ra dài hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin hướng dẫn về thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn, thủ tục giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ly hôn khi vợ/chồng ở nước ngoài

Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn

Trường hợp ly hôn nhưng vợ hoặc chồng đang nước ngoài thì đây được xem là ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 2 điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Cụ thể theo điểm c khoản 1 Điều 37 và khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015 Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người nguyên đơn cư trú (nếu có thỏa thuận). Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt cư trú.

>>> Xem thêm: Giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích

ly hôn

Ly hôn

Thủ tục giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài

Hồ sơ khởi kiện ly hôn hoặc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

  • Đơn khởi kiện ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên của vợ và chồng.
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng.
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
  • Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

Người nộp đơn phải có được địa chỉ hiện tại của người đang sinh sống tại nước ngoài để tòa án có căn cứ giải quyết và tống đạt hồ sơ.

Ly hôn khi có vợ chồng ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn

>>> Xem thêm: Việc giải quyết vụ án ly hôn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nộp hồ sơ ly hôn

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tòa án xem xét hồ sơ

  • Nếu hồ sơ còn thiếu, sai sót thì thẩm phán sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Tòa án thụ lý và giải quyết

  • Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông bảo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo con đường ngoại giao hoặc đường bưu chính viễn thông theo quy định tại khoản 1 Điều 474 BLTTDS 2015.
  • Nếu tống đạt theo các phương thức này không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
  • Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
  • Theo quy định tại điều 476 BLTTDS 2015 2015, phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng.
  • Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477 của BLTTDS 2015.

Mức án phí

Án phí ly hôn được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Theo đó, mức án phí ly hôn phải nộp với trường hợp không có tranh chấp về tài sản hoặc có tranh chấp về tài sản nhưng giá trị tài sản tranh chấp dưới 6.000.000 đồng là 300.000 đồng. Trường hợp có tranh chấp về tài sản từ 6.000.000 đồng trở lên thì lệ phí ly hôn phải nộp tính trên tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản có tranh chấp.

Trường hợp giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài, tòa án còn thực hiện ủy thác tư pháp. Lệ phí ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài là 200.000 đồng/lần ủy thác theo quy định tại nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Luật sư tư vấn về vấn đề ly hôn

  • Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn phân chia tài sản, con cái khi ly hôn;
  • Đại điện cho khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Nếu vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài, cần có giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục ly hôn. Trên đây là bài viết hướng dẫn của chúng tôi về Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài. Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề ly hôn hoặc các vấn đề về Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.47 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết