Luật Hình Sự

Thủ tục kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo

Kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo nhằm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo của người tố cáo theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết và cụ thể về thủ tục liên quan đến vấn đề này đến quý bạn đọc.

Người tố cáo có quyền kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo
Người tố cáo có quyền kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo

Khi nào cần thực hiện kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo lừa đảo?

Khi tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo của người dân, cơ quan chức năng với nhiệm vụ và quyền hạn của mình phải tiếp nhận và xử lý đơn theo quy định của pháp luật, thể hiện trách nhiệm của cấp có thẩm quyền đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tố cáo.

Sau khi nộp đơn tố cáo, cơ quan chức năng phải chủ động xác minh, điều tra, khởi tố và truy tố người bị tố cáo trong đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nếu người tố cáo nhận thấy cơ quan có thẩm quyền không giải quyết đơn tố cáo lừa đảo của mình hoặc có sai phạm trong quá trình xử lý đơn tố cáo, kéo dài thời gian giải quyết thì người tố cáo có quyền kiến nghị cơ quan chức năng cấp trên để xử lý tố cáo khi bị lừa đảo.

Thẩm quyền giải quyết kiến nghị

Cơ quan cảnh sát điều tra có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo của người tố cáo
Cơ quan cảnh sát điều tra có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo của người tố cáo

Căn cứ khoản 5 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo lừa đảo được quy định như sau:

  • Nếu tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực do cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự
  • Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, tóa án quân sự khu vực
  • Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Sau khi gửi đơn đến các cơ quan nói trên nhưng không được giải quyết, người tố cáo thực hiện kiến nghị đến cơ quan chức năng để được xử lý. “Thẩm quyền” giải quyết kiến nghị được quy định như sau:

  • Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an giải quyết kiến nghị nếu cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, công an cấp huyện giải quyết tố cáo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
  • Căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét và chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện giải quyết tố cáo của người tố cáo.

Thủ tục thực hiện kiến nghị

Thủ tục kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo được thực hiện theo quy định của pháp luật
Thủ tục kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tố cáo khi bị lừa đảo được thực hiện theo quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ

  • Đơn kiến nghị (V/v: giải quyết đơn tố cáo)
  • Đơn tố cáo kèm theo
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết tố cáo (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân (bản sao)

Thủ tục thực hiện kiến nghị

Bước 1: Người tố cáo nộp đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Lưu ý: Đơn kiến nghị phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung và phản ánh được quá trình không giải quyết tố cáo lừa đảo của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Trường hợp nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết.

Bước 3: theo khoản 1 Điều 28 Luật tiếp công dân 2013,trong thời hạn 10 NGÀY, kể từ ngày tiếp nhận đơn kiến nghị,cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người kiến nghị về một trong các nội dung: kiến nghị đã được thụ lý để giải quyết; từ chối thụ lý,…

Nội dung bài viết trên cũng đã phần nào giúp người đọc đặc biệt là người tố cáo hành vi lừa đảo biết được thủ tục kiến nghị để cơ quan chức năng xem xét và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư trong tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý về hành vi lừa đảo, quý bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết