Luật Dân sự

Thủ tục khởi kiện nợ khó đòi

Thủ tục khởi kiện nợ khó đòi là một vấn đề được rất nhiều quý bạn đọc quan tâm. Mặc dù, pháp luật đã quy định khá cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn đọc còn gặp khó khăn khi tiếp cận với các quy định của pháp luật. Việc khởi kiện đòi nợ  đòi hỏi người đi thu nợ phải nắm rõ các vấn đề pháp lý như thủ tục khởi kiện, hồ sơ khởi kiện ra Tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp.

Thủ tục khởi kiện nợ khó đòi hiện hànhThủ tục khởi kiện nợ khó đòi hiện hành

Nợ khó đòi là gì?

Nợ khó đòi là các khoản phải thu, các khoản cho vay hoặc các khoản nợ khác hầu như không có khả năng thanh toán, bao gồm nhiều lý do như khách hàng phá sản, không thể tìm được khách hàng, lừa đảo từ phía khách hàng hoặc thiếu tài liệu thích hợp để chứng minh rằng nợ tồn tại.

Nguyên nhân hình thành nên các khoản nợ khó đòi

  • Khách nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh.
  • Hồ sơ công nợ thiếu căn cứ pháp lý.
  • Khả năng thanh toán của khách nợ yếu.
  • Người vay không còn khả năng thanh toán
  • Doanh nghiệp không coi trọng công tác kiểm tra, xác minh thông tin khách hàng trước khi hợp tác.
  • Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kinh nghiệm trong xử lý nợ của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp.

Phát sinh nợ khó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, các nguyên trên là những nguyên nhân cơ bản cho việc phát sinh những công nợ khó thu hồi đối với doanh nghiệp và cá nhân.

Nguyên nhân hình thành nên nợ khó đòiNguyên nhân hình thành nên nợ khó đòi

Quy định của pháp luật đối với các trường hợp nợ khó đòi

Trình tự, thủ tục khởi kiện nợ khó đòi

Thành phần hồ sơ khởi kiện

Thành phần hồ sơ khởi kiện được hướng dẫn tại khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm:

Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23- DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP của Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các  tài liệu, chứng cứ kèm theo như:

  • Bản sao y CCCD/CMND/Hộ chiếu của người khởi kiện
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…
  • Các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp: Hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng, biên bản xác nhận công nợ giữa hai bên, công văn hoặc thông báo nhắc nợ,giấy vay tiền…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về nợ khó đòi phát sinh từ hợp đồng là 03 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Trong thời hạn đó, người có quyền yêu cầu được khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

CSPL: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015

Tuy nhiên, khi thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ khó đòi đã hết, doanh nghiệp, cá nhân  vẫn có thể xác lập lại thời hiệu khởi kiện mới trong các trường hợp sau:

  • Bên nợ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đối doanh nghiệp/cá nhân.
  • Bên nợ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp/cá nhân.
  • Bên nợ và doanh nghiệp/cá nhân  tự hòa giải với nhau.

CSPL: Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

 

Trình tự, thủ tục khơi kiện nợ khó đòi

Trình tự, thủ tục khởi kiện nợ khó đòi

Luật sư tư vấn về khởi kiện nợ khó đòi.

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật khởi kiện đòi nợ cho cá nhân;
  • Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ theo kiện đòi nợ cá nhân;
  • Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ kiện đòi nợ;

Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách các thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân, phần nào giải đáp được vướng mắc của quý khách. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 190063387  để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết