Luật Đất Đai

Thủ tục khởi kiện hành vi tự ý bán đất của người khác

Thủ tục khởi kiện hành vi tự ý bán đất của người khác là thủ tục cần thiết khi cho rằng quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm. Vậy trình tự thủ tục khởi kiện thế nào và cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để được Luật sư đất đai giải đáp chi tiết.

thủ tục khơi kiện hành vi tự ý bán đất

Thủ tục khởi kiện hành vi tự ý bán đất của người khác là thủ tục cần thiết khi cho rằng quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm

>>Xem thêm:Vợ hoặc chồng có được tự bán đất khi người kia đang chấp hành án tù không?

Tự ý bán đất của người khác là hành vi trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015, chỉ có chủ sở hữu mới có những quyền năng tối đa như quyền chiếm hữu, quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Trong lĩnh vực đất đai, quyền định đoạt của chủ thể hiện ở việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một chủ thể khác. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, tự ý bán đất của người khác là hành vi trái với quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu đất

>>Xem thêm: Chồng tự ý bán đất khi vợ ở nước ngoài xử lý thế nào?

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, trừ trường hợp tranh chấp đất đai trong vụ án tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn, hay tranh chấp tài sản vợ chồng sau khi ly hôn, các tranh chấp đất đai theo Luật đất đai phải được hòa giải ở cơ sở, tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện.

Việc hòa giải là do các bên tự nguyện

UBND cấp xã tiến hành thực hiện hoà giải.

>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai Cấp Cơ Sở

Hồ sơ khởi kiện

Đơn khởi kiện – Cách viết đơn

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có nội dung và hình thức thỏa mãn điều kiện tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Phải do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện viết.

Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

  • Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
  • Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
  • Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng.

Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Biên bản hòa giải không thành ở cơ sở (một số lưu ý)

  • Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức phải có đầy đủ thành phần tham dự như đại diện Ủy ban nhân dân, đại diện Mặt trận Tổ quốc, thành viên của Mặt trận Tổ quốc, của tổ chức xã hội,… Nếu không đủ thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ yêu cầu hòa giải lại với đầy đủ thành phần.

Hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ thành phần tham dự

Hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ thành phần tham dự

  • Diện tích thửa đất, phần tranh chấp phải được nêu rõ trong biên bản hòa giải. Bởi lẽ, nếu khi hòa giải diện tích nhỏ, khi Tòa án thụ lý diện tích lớn hơn thì thẩm phán có thể yêu cầu hòa giải phần diện tích chênh lệch. Hơn nữa khi khởi kiện, nếu tranh chấp diện tích thửa đất nhỏ hơn khi đo đạc thực tế trong quá trình Tòa án thụ lý thì Tòa án có quyền yêu cầu nộp bổ sung tiền tạm ứng án phí đối với phần diện tích đất chênh lệch.

Các chứng cứ kèm theo

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định Luật đất đai 2013
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bản photo công chứng)

Giấy tờ tùy thân

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
  • Sổ hộ khẩu (bản photo công chứng)

Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

  • Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ.
  • Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
  • Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
  • Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.

Trên đây là bài viết chi tiết về Thủ tục khởi kiện hành vi tự ý bán đất của người khác. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được tư vấn luật đất đai vui lòng gọi số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI hỗ trợ.

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết