Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phần vốn góp vào công ty

Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty là vấn đề rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là tranh chấp về phần vốn góp vào công ty. Vậy việc góp vốn vào doanh nghiệp được quy định ra sao? Nếu xảy ra tranh chấp thì thủ tục khởi kiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc những quy định pháp luật hữu ích để giải quyết những vấn đề nêu trên.

Quy định về việc góp vốn
Quy định về việc góp vốn

>>Xem thêm: Có được tự do chuyển đổi vốn góp cho người nước ngoài không?

Quy định về việc góp vốn vào doanh nghiệp

Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, gồm:

  • Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp thì thời hạn góp vốn có thể thay đổi và có những khác biệt riêng, được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 75; khoản 1 Điều 113; khoản 2 Điều 173; khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020.

Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Những tranh chấp về phần vốn góp thường xuyên xảy ra trên thực tế

  • Tranh chấp về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên công ty;
  • Tranh chấp về hợp đồng góp vốn;
  • Tranh chấp về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên công ty hoặc giữa thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty,…
Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự
Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự

Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp phần vốn góp vào công ty

Điều kiện khởi kiện

  • Người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự: là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm và phải đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện theo quy định pháp luật và đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự (Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp phần vốn góp vào công ty là 02 năm, kể từ ngày đương sự biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 319 Luật Thương mại 2005).

>>>Xem thêm:

Hồ sơ khởi kiện

Đối với tranh chấp về phần vốn góp, hồ sơ thường bao gồm:

  • Đơn khởi kiện: được trình bày theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) và phải bao gồm đầy đủ những nội dung chính được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS)
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác.
  • Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (nếu có) theo mẫu số 01-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện

Lưu ý: Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải là tài liệu chứng minh trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Tòa án nộp đơn khởi kiện gồm:

  • Tòa án theo cấp: tranh chấp phần vốn góp vào công ty là những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh (khoản 3, 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015).
  • Tòa án theo lãnh thổ: Nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS.

Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định tại khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015.
  3. Đối với Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thời hạn để sửa đổi, bổ do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
  4. Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và đủ điều kiện khởi kiện thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện.
  5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  6. Tòa ra thông báo thụ lý vụ án

CSPL: Điều 190 – 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

 

Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp phần vốn góp vào công ty

  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, tư vấn giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp;
  • Nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nhận dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp không?

Chi phí luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp
Chi phí luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Trên đây là những thông tin về khởi kiện giải quyết tranh chấp phần vốn góp vào công ty. Nếu Quý khách có khó khăn, nhu cầu cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn. Đội ngũ luật sư sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin. Xin cảm ơn.

5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết