Thủ tục khởi kiện đòi lại quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước là thủ tục nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thuê nhà trong trường hợp quyền thuê nhà bị xâm hại, ảnh hưởng. Vậy người thuê nhà có thể đòi quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước hay không, thủ tục như thế nào, bài viết này sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề đó.

Mục Lục
Quy định về thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Theo Điều 80 Luật nhà ở 2014, Điều 38 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước gồm:
- Nhà ở công vụ;
- Nhà ở phục vụ tái định cư;
- Nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
- Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Tại Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Xây dựng, Bộ công An, Bộ Quốc Phòng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quản lý.
Quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước
Quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước là quyền của các đối tượng được quy định tại Điều 82 Luật Nhà ở 2014 xét trên các yếu tố về hoàn cảnh khó khăn, có công với cách mạng, làm việc cho Nhà nước…
Để thực hiện quyền thuê nhà, các đối tượng này phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo Điều 121 Luật nhà ở 2014.
Có được đòi lại quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước không?

Quyền thuê nhà có phải tài sản không?
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyền sử dụng đất;
- Các quyền tài sản khác.
Như vậy căn cứ vào các quy định này có thể hiểu quyền tài sản là những quyền trị giá được bằng tiền, tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho con người sẽ được coi là quyền tài sản.
Đối với quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, đây cũng là một quyền mang lại giá trị kinh tế cho đối tượng được thuê, nên có thể xem đây là một quyền tài sản hay nói rộng hơn là tài sản và người có quyền này có thể dùng nó để giao dịch, chuyển nhượng, sang tên…
Trong án lệ 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về quyền tài sản có hướng dẫn quyền thuê nhà là tài sản của đối tượng được thuê nhà theo Điều 82 Luật nhà ở 2014.
Quyền thuê nhà có thuộc đối tượng giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?
Quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 nên theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Thủ tục khởi kiện đòi lại quyền thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước

Hồ sơ khởi kiện
Để khởi kiện đòi lại quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân làm đơn khởi kiện đầy đủ nội dung, hình thức theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đơn khởi kiện, cá nhân cũng phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan khác:
- Giấy tờ tùy thân (sao y bản chính);
- Hợp đồng thuê nhà;
- Các giấy tờ khác.
Chi tiết xem tại: Tài liệu chứng cứ khi nộp đơn khởi kiện dân sự
Trình tự khởi kiện đòi lại quyền thuê nhà
Sau khi có đơn khởi kiện, cá nhân nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền để Tòa án có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của đơn và tiến hành thụ lý đơn.
- Chi tiết xem tại: Thủ tục xử lý đơn khởi kiện dân sự theo quy định pháp luật
Khi đơn đã được thụ lý, người nộp đơn thực hiện nộp tiền án phí. Tòa án tiến hành phân công thẩm phán và chuẩn bị xét xử vụ án trong vòng 04 tháng theo Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Chi tiết xem tại: Thủ Tục Kiện Đòi Tài Sản Bị Chiếm Đoạt Trái Phép?
Đây là bài viết tư vấn về khởi kiện đòi quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc, có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, nhà ở chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.