Luật Dân sự

Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế

Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo luật không còn là quá mới. Tuy nhiên, khi khởi kiện ra Tòa án đối với những tranh chấp này nói chung, chia di sản thừa kế nói riêng cũng còn gây không ít khó khăn và mất nhiều thời gian cho các bên. Do đó, đặc biệt trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc về thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế, cũng như cung cấp dịch vụ khởi kiện vụ án dân sự về thừa kế.

Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kếThủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế

Điều kiện khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế

Chủ thể có quyền khởi kiện

Trong tranh chấp về chia thừa kế của mẹ kế thì người có quyền khởi kiện là người có quyền, lợi ích bị xâm hại, là người thừa kế. Do đó, việc con riêng có quyền khởi kiện để chia di sản thừa kế của mẹ kế sẽ có ba trường hợp như sau:

  • Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 (viết tắt là BLDS), mặc dù con riêng không thuộc các hàng thừa kế để được di sản thừa kế của mẹ kế theo pháp luật nhưng căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (viết tắt là BLTTDS) và Điều 654 BLDS về việc con riêng có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thông qua việc con riêng chứng minh được mối quan hệ giữa mình và mẹ kế có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Lúc này, con riêng được thừa kế di sản của mẹ kế. Ngoài ra, trong trường hợp này, con riêng còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
  • Thứ hai: Trong trường hợp mẹ kế có chỉ định con riêng là người thừa kế và được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của người mẹ kế và được thể hiện trong nội dung của di chúc thì con riêng cũng có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế trong trường hợp này vì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể bị xâm phạm theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Thứ ba: Theo quy định tại Điều 653 BLDS, trong trường hợp, mẹ kế và con riêng nhận nhau là con nuôi, mẹ nuôi thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện như chia di sản đối với con nuôi và mẹ muôi. Lúc này, con riêng (con nuôi) trở thành người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của mẹ kế (mẹ nuôi). Từ đó, căn cứ khoản 2 Điều 68 BLTTDS, con riêng (con nuôi) có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế (mẹ nuôi) nếu họ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.

Cần lưu ý đối với các trường hợp con riêng không được hưởng di sản thừa kế nên đương nhiên họ cũng sẽ không có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế. Đó là những trường hợp quy định tại Điều 621 BLDS; trường hợp từ chối nhận di sản theo Điều 620 BLDS hoặc trường hợp bị mẹ kế truất quyền thừa kế theo Điều 626 BLDS. Ngoài ra, ta cần lưu ý đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng tố tụng dân sự của chủ thể của đương sự trong tranh chấp theo quy định tại Điều 69 BLTTDS.

Như vậy, khi xét đến quyền khởi kiện thì cần phải đáp ứng được điều kiện được quy định tại Điều 69 và Điều 186 BLTTDS 2015

Thời hiệu khởi kiện

Căn cứ khoản 1 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS, nếu sau khi thụ lý vụ án mà Tòa án nhận thấy thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, việc xác định thời hiệu khởi kiện rất cần được quan tâm.

Theo quy định tại Điều 623 của BLDS, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm thừa kế mà người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì di sản thừa kế thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản.

>>> Xem thêm: Khi nào được khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết là rất quan trọng. Theo khoản 5 Điều 26 BLTTDS, tranh chấp về thừa kế tài sản nói chung, chia di sản thừa kế của mẹ kế nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ngoài ra, khi khởi kiện, nếu trong tranh chấp về chia di sản thừa kế không có yếu tố nước ngoài thì Tòa cấp huyện sẽ giải quyết, còn nếu tranh chấp này có yếu tố nước ngoài thì tranh chấp do Tòa án cấp tỉnh giải quyết.

Bên cạnh đó, việc xác định lãnh thổ Tòa án có thẩm quyền giải quyết cũng rất quan trọng theo quy định tại Điều 39 và 40 BLTTDS. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Nếu trong trường hợp người khởi kiện xác định sai thẩm quyền giải quyết thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 189 BLTTDS thì Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23 – DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) và kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo:

  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế

Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ

Chuẩn bị đơn khởi kiện chia di sản thừa kếChuẩn bị đơn khởi kiện chia di sản thừa kế

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án, người khởi kiện có thể bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án.

Nộp đơn khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 BLTTDS, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án. Tòa án phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính. Trong 2 ngày làm việc từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn.
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia. Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

Quy trình tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 195 BLTTDS, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ trong 07 ngày có thể đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Bên cạnh đó, người khởi kiện phải tham gia phiên tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc các vấn đề khác liên quan.

Luật sư tư vấn khởi kiện chia di sản thừa kế

Tư vấn khởi kiện chia di sản thừa kếTư vấn khởi kiện chia di sản thừa kế

Liên quan đến vấn đề phát sinh xoay quanh câu chuyện tranh chấp về thừa kế nói chung, chia di sản thừa kế của mẹ kế nói riêng, công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi có thể hỗ trợ:

  • Tư vấn hướng giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn chia di sản thừa kế đúng theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn, giải đáp và hướng dẫn các quy định pháp luật về thừa kế cũng như các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động tranh tụng giải quyết tranh chấp của khách hàng.
  • Để đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc về tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Luật sư sẽ tư vấn phương án và dự liệu kế hoạch về thời hạn thực hiện thủ tục và các khoản chi phí cần phải nộp như lệ phí và các khoản phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết. Vì đối với vụ việc có tranh chấp và không có tranh chấp thì thủ tục giải quyết sẽ có sự khác nhau đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ về mặt hồ sơ và tài liệu kèm theo (nếu có) để quá trình giải quyết vụ việc được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự,
  • Tiếp nhận thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp, nghiên cứu hồ sơ, vụ việc của khách hàng;
  • Nghiên cứu, kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi pháp lý, hiệu lực pháp luật của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp dựa trên các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp luật hiện đang áp dụng hoặc điều chỉnh các hành vi pháp lý liên quan;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
  • Tham gia vụ án tranh chấp chia di sản để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng: Hình thức khởi kiện, viết đơn khởi kiện, thủ tục quy trình khởi kiện, đại điện khiếu nại hoặc tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi tại các cơ quan có thẩm quyền…

Nội dung bài viết trên là những quan điểm và hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế của mẹ kế mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Nếu còn có thắc mắc về thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ kế, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!