Luật Dân sự

Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định thi hành án dân sự

Thủ tục khiếu nại quyết định thi hành án dân sự là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội và công dân khi bị xâm hại. Vậy, pháp luật hiện hành quy định thủ tục khiếu nại “quyết định thi hành án dân sự” như thế nào? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Thủ tục khiếu nại

Thủ tục khiếu nại

Thi hành án dân sự là gì?

Thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Khi các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực mà không được thi hành thì quyền lợi của đương sự chưa được đảm bảo. Trường hợp đương sự không tự nguyện thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ đảm bảo bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật.

Đối tượng có quyền khiếu nại

Căn cứ khoản 1 Điều 140 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì các đối tượng sau đây được quyền khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

  • Đương sự.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người được quyền khiếu nại quyết định thi hành án dân sự

Người được quyền khiếu nại quyết định thi hành án dân sự

Trình tự thực hiện khiếu nại

Nộp đơn khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:

  • Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại.
  • Văn bản giải trình của người bị khiếu nại.
  • Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định.
  • Quyết định giải quyết khiếu nại.
  • Tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn khiếu nại

Mẫu đơn khiếu nại

Thụ lý đơn khiếu nại

  • Người khiếu nại phải gửi đơn khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên và các tài liệu liên quan (nếu có) tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo quy định của Điều 142 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do (Điều 148 Luật Thi hành án dân sự 2008)

Ra quyết định giải quyết khiếu nại

  • Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.
  • Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
  • Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các quyền được quy định tại Điều 145 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 và có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại.
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

CSPL: Điều 150, 152 Luật Thi hành án Dân sự 2008

>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại chấp hành viên do thi hành sai bản án của Tòa án

Những trường hợp khiếu nại không được giải quyết

Theo quy định tại Điều 141 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, các trường hợp khiếu nại không được giải quyết, bao gồm:

  • Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
  • Thời hiệu khiếu nại đã hết.
  • Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ Điều 142 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại thi hành án dân sự như sau:

  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định thi hành án dân sự. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật dân sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết