Luật Hành Chính

Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính dành cho doanh nghiệp

Liệu doanh nghiệp có quyền khiếu nại quyết định hành chính trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhằm đảm bảo bảo quyền lợi của doanh nghiệp? Và các trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định hành chính dành cho doanh nghiệp cần trải qua là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề trên.

Khiếu nại quyết định hành chính

Khiếu nại quyết định hành chính

Chủ thể khiếu nại

Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 có quy định người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Vì vậy, doanh nghiệp cũng có quyền khiếu nại và sẽ là người khiếu nại nếu thực hiện quyền khiếu nại đó. Và việc khiếu nại của doanh nghiệp sẽ thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của doanh nghiệp được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Thời hiệu khiếu nại

Căn cứ vào Điều 9 Luật khiếu nại 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Khiếu nại lần đầu: Căn cứ vào Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra quyết định hành chính. Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là:

  • Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Chủ tịch UBND cấp huyện
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
  • Giám đốc sở và cấp tương đương
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
  • Bộ trưởng

Khiếu nại lần hai: Căn cứ vào Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết.

Lưu ý:

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người khởi kiện chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính mà không có quyền khiếu nại lần hai.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

Khiếu nại lần đầu

  • Bước 1: Nộp đơn khiếu nại (theo mẫu số 01 Nghị định 124/2020/NĐ-CPđến Thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định hành chính;
  • Bước 2: Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại (Điều 27 luật Khiếu nại 2011);

Thời hạn: 10 ngày;

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

  • Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại;
  • Bước 4: Tổ chức đối thoại;
  • Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Khiếu nại lần hai

Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

  • Bước 1: Nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho cơ quan cấp trên trực tiếp;
  • Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai;

Thời hạn giải quyết 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại;

Người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết;

Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

  • Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai;
  • Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai;
  • Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

Trên đây là tư vấn về phương án tối ưu cho doanh nghiệp khi khiếu nại quyết định hành chính. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết