Luật Lao Động

Thủ tục khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thủ tục khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Để nắm rõ các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định của người sử dụng lao động đúng pháp luật. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thời hiệu khiếu nại

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hiệu khiếu nại như sau:

  • Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.
  • Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

>>> Xem thêm: Các trường hợp người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ tại khoản 1,2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:

  • Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình bị khiếu nại.
  • Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thủ tục khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thủ tục khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thủ tục khiếu nại lần đầu

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP khi có căn cứ cho rằng quyết định của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định này người lao động khiếu nại bằng hai cách sau:

Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn.

Trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Khiếu nại trực tiếp.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 24/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
  • Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
  • Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
  • Kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
  • Quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu khác có liên quan.

Thụ lý

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thủ tục thụ lý khiếu nại lần đầu đối với quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu (chính là người ban hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình.
  • Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến thì người giải quyết khiếu nại lần đầu còn phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

Xác minh và đối thoại

Căn cứ tại Điều 21, 22 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người giải quyết khiếu nại lần đầu sau khi thụ lý đơn khiếu nại thì trong thời hạn giải quyết khiếu nại phải tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại và thời hạn khiếu nại lần hai nếu không đồng ý

Căn cứ tại Điều 23, 24 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Trong trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quyền khiếu nại lần hai.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

>>> Xem thêm: Thủ tục tạm hoãn hợp đồng do dịch Covid

Thủ tục khiếu nại lần thứ hai

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai cũng bao gồm các loại giấy tờ như hồ sơ khiếu nại lần đầu, trong đó bao gồm cả hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có).

Thụ lý

Căn cứ tại khoản 2,3 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thủ tục thụ lý khiếu nại lần hai như sau:

Người giải quyết khiếu nại lần hai (Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo cho người khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại lần hai phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

Xác minh

Theo Điều 29, 30 Nghị định 24/2018/NĐ-CP sau khi thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai như sau:

Người giải quyết khiếu nại lần hai tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại trong thời hạn pháp luật quy định

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ theo Điều 28 như sau:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc tổ chức đối thoại lần hai cũng được thực hiện theo trình tự như qui định về khiếu nại lần đầu.

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Sau khi thụ lý, xác minh hoặc có thể tổ chức đối thoại (nếu có) thì người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại căn cứ tại Điều 31 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Ngoài nội dung quy định trong quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có nội dung:

  • Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
  • Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.

Quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền, cụ thể:

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp:

  • Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà không được giải quyết.

Thông tin liên hệ Luật sư

Phương thức liên hệ luật sư

Phương thức liên hệ Luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Chuyên Tư Vấn Luật còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thủ tục khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG tư vấn và hỗ trợ. Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết