Luật Hành Chính

Thủ Tục Khiếu Nại Hành Chính Trong Quản Lý Nhà Đất

Khiếu nại hành chính là Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,công chức, viên chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Pháp luật khiến nại hành chính trong quản lí nhà đất

Thủ tục khiếu nại hành chính trong quán lý nhà đất.

Thủ tục khiếu nại hành chính lần đầu trong quản lý đất đai như thế nào?

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp

Người khiếu nại nộp đơn hoặc khiếu nại trực tiếp đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Kèm theo đơn khiếu nại là các tài liệu, chứng cứ như: Tài liệu chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, nhà ở…

Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại và thông báo việc thụ lý

Căn cứ Điều 27 Luật Khiếu nại 2011, Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-TTCP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2016/TT-TTCP,việc thụ lý đơn và thông báo việc thụ lý được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến người đại diện.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Căn cứ Điều 29 Luật Khiếu nại 2011, việc xác minh nội dung khiếu nại thực hiện như sau:

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm thực hiện kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; hoặc tự mình tiến hành xác minh, kết luận nọi dung khiếu nại hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Căn cứ Điều 30 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh còn khác nhau.

Việc tổ chức đối thoại phải thông báo bằng văn bản cho khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Việc đối thoại phải được lập thành biên bản. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại thực hiện theo Mẫu số 14-KN ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP.

Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Căn cứ Điều 31, 32 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

Bước 6: Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ Điều 33 Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Người khiếu nại có thể lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Căn cứ Điều 28 Luật Khiếu nại 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, hoặc 45 ngày.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện hành chính thông báo thuế

Thủ tục khiếu nại hành chính lần hai trong quản lý đất đai gồm các bước nào?

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại lần hai

Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai và thông báo việc thụ lý

Căn cứ Điều 36 Luật Khiếu nại 2011, Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-TTCP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2016/TT-TTCP,việc thụ lý đơn và thông báo việc thụ lý được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến người đại diện.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Căn cứ Điều 38 Luật Khiếu nại 2011, việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện tương tự như đối với khiếu nại lần đầu.

Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai

Căn cứ Điều 39 Luật Khiếu nại 2011, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại trong khiếu nại lần đầu.

Đang tiến hành thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

Đang tiến hành thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Căn cứ Điều 40, Điều 41 Luật Khiếu nại 2010, người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Bước 6: Khởi kiện vụ án hành chính

thời hạn khiếu nại căn cứ vào Điều 42, 37, 44 Luật khiếu nại tố cáo 2010 thì tùy tính chất vụ việc sẽ có thời gian khác nhau.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *