Luật Hình Sự

Thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế phát sinh khiếu nại đối với bản cáo trạng rất đa dạng. Vậy thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự được luật quy định như thế nào sẽ được bài viết sau đây cung cấp.

Thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Người có quyền khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Điều 469 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015  quy định về người có quyền khiếu nại như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

  1. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này”.

Theo Điều 57, 58, 67, 70, 83, 84 Bộ luật này thì cá nhân có quyền khiếu nại được mở rộng thêm như: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; người chứng kiến; người phiên dịch, người dịch thuật; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

  • Cá nhân là chủ thể của quyền khiếu nại ở đây được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, người có năng lực hành vi tố tụng hoặc người không có hoặc hạn chế năng lực hành vi tố tụng thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp của mình.
  • Cơ quan, tổ chức là chủ thể của quyền khiếu nại có thể là bất kỳ cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp.

Vậy người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là bất cứ cơ quan, tổ chức, các nhân chịu sự tác động trực tiếp của các quyết định, hành vi tố tụng và phải thoả mãn các điều kiện:

  • Họ phải chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng;
  • Theo nhận thức chủ quan của người khiếu nại thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm trái pháp luật hoặc vì động cơ khác.

Thời hiệu khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Thời hiệu khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Thời hiệu khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Theo Điều 471 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, thời hiệu này được tính như sau:

“1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

  1. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

Thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự

Thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy VKSND truy tố bị can bằng bản cáo trạng chứ không ban hành quyết định truy tố. Do đó khiếu nại cáo trạng chính là khiếu nại quyết định truy tố của VKSND.

Nội dung đơn khiếu nại:

  • Họ tên, địa chỉ người khiếu nại;
  • Ghi rõ thông tin của bản cáo trạng vụ án hình sự, số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, người ký quyết định;
  • Nội dung khiếu nại phải có: Tóm tắt việc khiếu nại, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Và cuối đơn phải nêu rõ cam kết của người khiếu nại rằng toàn bộ nội dung trình bày là đúng sự thật và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
  • Kèm theo đơn khiếu nại là căn cứ, chứng cứ chứng minh bản cáo trạng vụ án hình sự là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát được quy định tại Điều 476 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:

“1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

  1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
  2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu là khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì được giải quyết:
  3. a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật;
  4. b) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
  5. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.”

Luật sư tư vấn về lĩnh vực tố tụng hình sự

Luật sư tư vấn về lĩnh vực tố tụng hình sự

Luật sư tư vấn về lĩnh vực tố tụng hình sự

  • Giải đáp về thủ tục khiếu nại cáo trạng hình sự;
  • Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ, đưa ra; những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến việc khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự;
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
  • Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong

Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quý khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như hỗ trợ quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc những câu hỏi xin liên hệ luật sư tư vấn luật hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu. Xin cảm ơn.

 

 

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết