Luật Hình Sự

Thủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm

Giám định giọng nói trong băng ghi âm đây không phải thủ tục bắt buộc tuy nhiên khi cần có thể thực hiện giám định giọng nói đây cũng có thể trở thành chứng cứ quan trọng. Để có thể giám định giọng nói qua băng ghi âm thì việc đầu tiên cần phải trưng cầu giám định và thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tương ứng. Việc giám định cần phải xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết và thực hiện giám định giọng nói.

Giám định giọng nói trong băng ghi âm

Giám định giọng nói trong băng ghi âm

Tại sao phải giám định giọng nói?

Việc giám định giọng nói là không bắt buộc tuy nhiên giám định giọng nói có thể là căn cứ để tìm sự thật trong quá trình phá án cũng như khởi kiện, đây được coi là nguồn của chứng cứ như vậy việc xác định giọng nói cũng có thể trở thành chứng cứ trong một vụ án việc có chứng cứ giúp tòa án dễ đưa ra quyết định hơn cũng để vụ án sớm kết thúc.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và điểm c khoản 1 điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

>>> Xem thêm: Biện pháp điều tra nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự

Trường hợp cần nhận biết giọng nói

Căn cứ khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc nhận biết giọng nói qua băng ghi âm như sau:

  •  Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.
  • Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.
  • Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.

Trong tố tụng dân sự thì theo Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì giọng nói là một trong những tài liệu có thể làm chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án dân sự. Theo đó đương sự có quyền trưng cầu giám định giọng nói trong băng ghi âm hoặc tự yêu cầu giám định.

Do vậy, việc thực hiện giám định nhận biết giọng nói được thực hiện trong tố tụng dân sự sẽ được thực hiện khi đương sự yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết theo quy định Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Chủ thể tham gia giám định giọng nói

Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

  • Giám định viên về âm thanh;
  • Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
  • Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
  • Người chứng kiến.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 191 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Khoản 2, 3 Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán sẽ yêu cầu ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định  ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định. Theo đó, người tham gia giám định sẽ bao gồm:

  • Đối tượng cần giám định giọng nói;
  • Người giám định;

Thủ tục tiến hành giám định giọng nói trong băng ghi hình

Tố tụng hình sự

  1. Bước 1: Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói.
  2. Bước 2: Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.
  3. Bước 3: Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối nếu việc giám định do người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói. Việc này phải ghi vào biên bản.
  4. Bước 4: Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói. Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý.
  5. Bước 5: Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.
  6. Bước 6: Lập biên bản nhận biết giọng nói. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

Cơ sở pháp lý: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Quy định về giám định giọng nói

Quy định về giám định giọng nói

Tố tụng dân sự

Việc giám định giọng nói trong tố tụng dân sự sẽ được thực hiện theo quy định Điều 102 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:

  1. Bước 1: Đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Tòa án trưng cầu giám định khi cần thiết.
  2. Bước 2: Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định giọng nói trong băng ghi âm. Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
  3. Bước 3: Tiến hành giám định và ra kết quả giám định.
  4. Bước 4: Người giám định giải thích kết luận giám định;
  5. Bước 5: Yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung.

Dịch vụ tư vấn thủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm

Luật sư Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn như sau:

  • Luật sư tư vấn về hủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm
  • Luật sư tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng khi thực hiện thủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm
  • Đại diện thân chủ thực hiện thủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm
  • Theo dõi hồ sơ và bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tòa
  • Luật sư tư vấn về tính hợp pháp và các vấn đề liên quan thủ tục giám định giọng nói trong băng ghi âm

Luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn giám định giọng nói

Giám định giọng nói là một trong những cách thức thu thập chứng cứ phục vụ việc giải quyết vụ án dân sự, hình sự. Việc giám định sẽ được thực hiện khi cần thiết, khi có yêu cầu theo thủ tục luật định.  Khách hàng có thể liên hệ luật sư chuyên về dân sự để hiểu rõ vấn đề giám định này qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết