Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam là tình trạng của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Vậy thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Doanh Nghiệp Bị Tuyên Bố Phá Sản Khi Nào?

Điều kiện để doanh nghiệp nộp đơn phá sản

Theo khoản 2 điều 4 Luật phá sản (LPS) 2014, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
  • Mất khả năng thanh toán;
  • Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 điều 4 LPS 2014 thì: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
  • Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
  • Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Chủ thể yêu cầu tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản

 Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo khoản 3, 4 điều 5 LPS 2014, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, các đối tượng dưới đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản:
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
  • Đối với với công ty trách nhiệm hữu hạn:
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bên cạnh đó, theo khoản 1, 2, 5 điều 5 LPS 2014 các chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục đó là:
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Thẩm quyền giải quyết phá sản

Theo khoản 1 điều 8 LPS 2014 thì doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó.

Đơn yêu cầu và hồ sơ đính kèm

Theo điều 26, 27, 28  LPS 2014 thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ; người lao động, đại diện công đoàn; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đều có các nội dung chủ yếu sau:
  • Ngày, tháng, năm;
  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
  • Tên, địa chỉ của người làm đơn (có thêm mục tên, địa chỉ của doanh nghiệp đối với trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán);
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Tại điểm đ khoản 2 điều 26, 27,28 LPS 2014 thì quy định khác nhau, quy định của các trường hợp lần lượt là: Khoản nợ đến hạn; Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động; Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần thì:
  • Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần quy định tại khoản 5 Điều 5 LPS 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 28 LPS 2014 và gửi kèm các tài liệu (nếu có) theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 28 LPS 2014.

Phương thức nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Phương thức nộp đơn

Theo điều 30 LPS 2014, người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
  • Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Xử lý và thụ lý đơn yêu cầu

Theo điều 32 LPS 2014, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
  • Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
  • Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo điều 39 LPS 2014, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Trình tự giải quyết thủ tục phá sản

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp

Mở thủ tục phá sản

Theo điều 42 PLS 2014 thì Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 LPS 2014. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
  • Ngày, tháng, năm;
  • Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
  • Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.

Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ

Theo quy định tại điều 79 LPS 2014, Hội nghị chủ nợ được coi là tiền hành hợp lệ khi có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 LPS 2014 thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

Theo điều 83 LPS 2014, Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
  • Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp;
  • Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Phục hồi Doanh nghiệp

  • Theo điều 92 LPS 2014, sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp được phục hồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.
  • Theo điều 95 LPS 2014, doanh nghiệp không phục hồi được thì Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Ban hành quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản

Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản được quy định tại khoản 2 điều 96 LPS 2014 như sau:
  • Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán;

Thi hành quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản

Quyết định tuyên bố phá sản
Thi hành quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản được quy định cụ thể tại chương XII LPS 2014 cụ thể:
  • Thanh lý tài sản phá sản;
Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 LPS 2014).
Doanh nghiệp bị phá sản
>>> Xem thêm: Pháp Luật Thi Hành Án Quyết Định Về Phá Sản

Thông tin liên hệ luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Luật sư của Chuyên tư vấn luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hành Chính, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 643 bài viết

error: Content is protected !!