Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình đối với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Căn cứ vào Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005  quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định về quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

  • Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm vô cùng quan trọng đối với chủ sở  hữu trong việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu làm ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu đã đăng ký. Góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp khách hàng có thể nhận biết và phân biệt được với các sản phẩm, dịch vụ khác.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2022

Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ theo Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 88/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định đơn đăng ký cần có những tài liệu sau:;

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Ngoài ra, cung cấp thêm Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ và tra cứu nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu

Tại bước này, nhãn hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và xem xét loại nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền hay chưa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 90 và 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hiện nay, có hai hình thức chính để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiệu đó là:

  • Trực tiếp: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Trực tuyến: Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019 ).

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Việc thẩm định hình thức đơn được quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung).

  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 1 tháng, kể từ ngày nộp đơn theo Khoản 1 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019 ).

Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu.

Việc công bố đơn được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Việc thẩm định nội dung đơn được dựa theo yêu cầu của người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Điều 113 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019).

Trong trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.

Bước 7: Nộp lệ phí và cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí Cấp văn bằng theo Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019). Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

Cơ sở pháp lý: Điều 93 và Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi  Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu như sau:

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

  • Phí đăng bạ: 120.000 đồng
  • Phí công bố: 120.000 đồng

Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm thì từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100.000 đồng cho mỗi nhóm.

Luật sư đăng ký nhãn hiệu

Luật sư đăng ký nhãn hiệu

Luật sư đăng ký nhãn hiệu

  • Tư vấn thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu.
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
  • Đại diện khách hàng thực hiện toàn bộ các quá trình xác lập quyền và trao đổi với Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền

Trên đây là thông tin về về quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu có thắc mắc, muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan hoặc cần được luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết