Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký chuyển nhương nhãn hiệu là vấn đề đang ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm do sự gia tăng về nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trình bày về các trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu và thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cũng như các điều kiện để được bảo hộ về nhãn hiệu. Quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết này.

Quyền sở hữu công nghiệp

>>> XEM THÊM: DỊCH VỤ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành (LSHTT) và trong quy định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, nhãn hiệu là một yếu tố để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ để phân biệt các loại giày, các loại sữa, các loại gạo đa dạng trên thị trường, khách hàng có thể nhìn vào nhãn hiệu để nhận dạng sản phẩm này là của công ty nào từ đó đưa ra lựa chọn mua sản phẩm.

Nhãn hiệu khác với thương hiệu, nhãn hiệu được sử dụng dưới góc độ pháp lý còn thương hiệu được đề cập nhiều trong quảng cáo, quản trị doanh nghiệp. Hai khái niệm này khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, chỉ nhãn hiệu mới là yếu tố được pháp luật bảo hộ.

Nhãn hiệu

Điều kiện được bảo hộ về nhãn hiệu

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP đối với nhãn hiệu là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nói đến nhiều trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ từ nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Căn cứ Điều 72 LSHTT, để được Nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu công nghiếp đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cùng cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu mà mình đưa ra thị trường.
  • Tổ chức, tập thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đống chủ sở hữu.

>>> XEM THÊM: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LOGO

Chuyển nhượng nhãn hiệu

Nhãn hiệu cũng là một loại tài sản và cũng có thể được chuyển nhượng từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên vì là tài sản vô hình nên việc chuyển nhượng nhãn hiệu có thêm các quy định đặc thù để có thể hạn chế tối đa tranh chấp về loại quyền sở hữu trí tuệ này.

Theo quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành,

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu của mình trong phạm vi được bảo hộ
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Cá nhân nhận chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với nhãn hiệu.

>>> THAM KHẢO THÊM: QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ

Đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN thuộc về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

 

Chuyển nhượng nhãn hiệu

Quy trình giải quyết

Trước khi thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu, hai bên trong giao dịch chuyển nhượng nhãn hiệu phải tiến hành thỏa thuận, ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Sau đó, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

Nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ, trong vòng 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện việc:

  • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;
  • cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới (trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu);
  • Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng (mẫu quy định)
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực)
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ

Ngoài ra hồ sơ còn có thể bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản dịch hợp đồng nếu hợp đồng được làm bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó thuộc sở hữu chung

Căn cứ: thủ tục tại mục số 16, Quyết định 3675/QĐ-BKHCN

Chuyển nhượng nhãn hiệu khi chưa có văn bằng bảo hộ

Trường hợp chủ sở hữu đã thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ mà có nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn vẫn có quyền với đăng ký nhãn hiệu của mình. Chủ thể nộp đơn có thể tiến hành chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu trước khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Yêu cầu ghi nhận việc chuyển nhượng đơn (mẫu quy định)
  • Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người yêu cầu phải nộp phí thẩm định đơn và phí công bố theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết