Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty được tiến hành để bảo vệ giá trị thương hiệu của công ty cũng như hạn chế tối đa các tranh chấp liên quan. Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tư vấn dưới bài viết sau.

thu tuc dang ky bao ho nhan hieu cong ty
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty được tiến hành như thế nào?

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty

Trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chú ý đến các điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ để điều chỉnh cho phù hợp, tránh mất thời gian và công sức trong quy trình đăng ký.

>>Chi tiết xem tại đây: Nhãn hiệu được bảo hộ khi nào?

Căn cứ theo Mục 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu tại website của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (Nộp đơn giấy hoặc trực tuyến)

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn và ra thông báo kết quả thẩm định (01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn)

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu công nghiệp (02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ )

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu (không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn)

Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định nội dung

Nếu nội dung phù hợp, cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp đơn bị từ chối, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục khiếu nại yêu cầu xem xét lại quá trình xét duyệt đơn.

Như vậy, thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ là 1 năm, cụ thể mời xem tại đây: Thời gian hoàn thành thủ tục  

Căn cứ theo Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Tranh chấp liên quan đến bản quyền logo (một dạng của nhãn hiệu)rất phổ biến hiện nay. Thủ tục đăng ký logo về cơ bản giống với thủ tục đăng ký nhãn hiệu tuy nhiên cũng có một số lưu ý đi kèm. Chi tiết mời xem tại: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

ho so dang ký bao ho nhan hieu cho cong ty
Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu như: Quy chế sử dụng, bản thuyết minh về tính chất sản phẩm, bản đồ khu vực địa lý, Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy uỷ quyền” (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu có); 
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 540.000VNĐ;
  • Phí tra cứu thông tin từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 90.000VNĐ;
  • Phí thẩm định đơn: 1.650.000VNĐ
  • Phí thẩm định đơn nhãn hiệu từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 360.000VNĐ

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

bao ho nhan hieu doanh nghiep

Đơn đăng ký phải tuân theo chuẩn chung của Cục sở hữu trí tuệ

Theo thông tin ban hành trên website của Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký cần tuân theo các chuẩn sau:

  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
  • Loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt;
  • Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
  • Nếu tài liệu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa;
  • Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty. Nếu quý độc giả gặp khó khăn trong quá trình sọạn thảo hồ sơ đăng ký hoặc cần tư vấn về phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng, vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết