Luật Hành Chính

Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề mọi người thường gặp phải khi chuyển nơi ở sang tỉnh khác là thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Dưới đây là bài viết về các thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác, mời bạn tham khảo

Quy định về thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

Quy định về thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật cư trú năm 2006, thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu;
  2. Bước 2: Thực hiện đăng ký thường trú tại tỉnh mới.

>> Xem thêm: Chuyển Địa Điểm Cư Trú Có Làm Lại Sổ Đỏ Hay Không?

Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu

Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2006, công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Như vậy, khi có nhu cầu chuyển nơi thường trú thì công dân phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

  • Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
  • Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Cần lưu ý các trường hợp không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu thường trú như sau:

  • Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
  • Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
  • Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
  • Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mớ

Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh mới

Công dân khi chuyển nơi thường trú thì có thể chuyển đến một tỉnh mới hoặc là chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký thường trú của công dân phải đáp ứng điều kiện luật định đối với việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong trường hợp công dân đăng ký thường trú tại tỉnh mới, theo quy định tại Điều 19 Luật Cư trú 2006, công dân chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến.

Trong trường hợp công dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương, thì phải đáp ứng một các điều kiện được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 như sau:

Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
  • Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

Thứ năm, việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.

Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

  • Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thủ tục cắt khẩu và nhập khẩu khi chuyển đến tỉnh mới ra sao?

Thủ tục cắt khẩu và nhập khẩu khi chuyển đến tỉnh mới ra sao?

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
  • Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

(Hồ sơ đăng ký tạm trú đối với một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA)

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Các cá nhân có nhu cầu về vấn đề chuyển hộ khẩu khi chuyển nơi ở sang tỉnh mới, các thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú xin vui lòng liên hệ Chuyên Tư vấn luật qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được tư vấn.

4.38 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết

32 thoughts on “Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn nguyễn phi hùng, cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi về chuyentuvanluat.com
      Muốn chuyển khẩu thì bạn thực hiện những thủ tục sau:
      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
      Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
      + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
      + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
      + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
      + Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
      Bước 3: Nhận kết quả: Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ đăng ký giao giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
      Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
      Thành phần hồ sơ bao gồm:
      a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02) Mẫu HK02
      b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
      Lưu ý:
      + Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
      + Trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt hơn.

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Xin chào bạn Lục Thị Hiền vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        trình tự tách sổ được quy định như sau:
        Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
        bao gồm: a) Sổ hộ khẩu
        b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
        Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
        + Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
        Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
        + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
        + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
        + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
        + Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

        Bước 3: Trả kết quả:
        + Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
        + Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
        Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

        • Avatar
          Lê trung says:

          Luật sư cho tôi hỏi:
          Bố mẹ tôi quê gốc ở chương mỹ hà nội,đi kinh tế mới những năm 80 vào daklak.an cư lập nghiệp trong tây nguyên đã lâu.
          Nay ông bà nội đã tuổi cao sức yếu, nên tôi thay bố mẹ về chăm sóc ông bà.để tiện cho công việc và làm ăn.tôi muốn chuyển khẩu về hộ của ông nội,nhưng công an xã bảo không chuyển được do khác tỉnh.
          Tôi là người thành niên và chưa lập gia đình.
          Vậy luật sư cho tôi hỏi đúng không,và cách khắc phục. Tôi xin cảm ơn

          • Avatar
            Phan Mạnh Thăng says:

            Chào bạn Lê Trung! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat xin được tư vấn như sau:
            Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật Cư trú 2006 (Sửa đổi năm 2013) và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
            Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
            Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
            a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013;
            b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013.
            Trường hợp của bạn công an xã bảo không chuyển được do khác tỉnh là chưa hợp lý. Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

            Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

            Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gửi tài liệu cho chúng tôi đến trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

  1. Avatar
    Phạm Thị Uyên says:

    Em chuyển khẩu từ Nam Định đến Bắc Giang thì được xã cấp giấy chuyển khẩu nhưng nơi nhập khẩu yêu cầu phải là giấy của huyện cấp. Em rất mong các anh chị tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Phạm Thị Thu Uyên,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      chúng tôi xin cung cấp cho bạn thủ tục chuyển hộ khẩu sang tỉnh khác như sau:
      Hồ sơ đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác
      Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu
      Giấy chuyển hộ khẩu
      Những giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở chuyển đến là hợp pháp. Và đặc biệt đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh xác thực
      Nơi nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác
      Công dân đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, xã đối với những thành phố trực thuộc Trung ương
      Công dân đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an huyện, quận, xã đối với tỉnh.
      Thời hạn giải quyết
      Kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ thì trong thời hạn 15 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Ngoài ra nếu cơ quan có thẩm không cấp sổ hộ khẩu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không cấp.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm thì đề nghị bạn liên hệ qua số điện thoại 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết ạ!

    • Avatar
      Mỹ huệ says:

      Cháu và chồng đã có shk riêng.shk tỉnh daknong nhưng giờ gd cháu muốn chuyển khẩu về địa chỉ ở tỉnh daklak. Giờ cháu k fai chủ hộ.len xã xin giấy chuyển khẩu dc k hay bắt buộc fai là chủ hộ ah.cần những giấy tờ gì ạ

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        Chào bạn Uyên,
        Vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        1. Điều kiện đăng ký hộ khẩu tại tỉnh mới:
        Căn cứ Điều 19, Điều 23 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013, công dân chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến thì trong thời hạn 12 tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
        2. Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu:
        Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2006, công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Do đó khi bạn chuyển nơi thường trú thì bạn phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy cấp chuyển hộ khẩu.
        Đối với việc đăng ký thường trú tại tỉnh mà nơi ở mới không phải là thành phố trực thuộc trung ương người đang ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
        Hồ sơ bao gồm:
        – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
        – Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật này;
        – Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.
        Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật cư trú 2006 phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nếu rõ lý do.
        Sau khi đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
        Như vậy, không có quy định phải là chủ hộ thì mới xin được giấy chuyển hộ khẩu do đó bạn vẫn có thể xin được giấy này và trình tự thủ tục đã được chúng tôi trình bay ở trên.
        Nếu có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900 63 63 87 để được hỗ trợ.
        Trân trọng cảm ơn bạn.

        • Avatar
          Huyền says:

          Chào luật sư ạ.
          Hiện tại số hộ khẩu của em là ở Quảng Ninh giờ em muốn chuyển khẩu về Nam Định để xây nhà thì cần những giấy tờ gì ạ

          • Avatar
            Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

            Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
            Trân trọng./.

  2. Avatar
    Quỳnh phan says:

    Cách đây 7 năm em cắt khẩu ở quê để nhập khẩu nơi làm việc,khác tỉnh. thủ tực rất đơn giản! Nây em cắt khẩu nơi làm việc nhập về quê thì xã lại k đồng ý! Xin luật sư cho biết những thủ tục gì cần thiết để nhập khẩu về vs gđ lại ạ!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Quỳnh phan, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com

      Theo quy định của Luật cư trú năm 2006, thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như sau:
      Bước 1: Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu;
      Bước 2: Thực hiện đăng ký thường trú tại tỉnh mới.

      Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu
      Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2006, công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Như vậy, khi có nhu cầu chuyển nơi thường trú thì công dân phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.
      Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
      a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
      b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
      Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

      Thủ tục đăng ký thường trú
      Trong trường hợp chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
      Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
      a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

      b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
      c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
      (Hồ sơ đăng ký tạm trú đối với một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
      Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trương hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        chào bạn Dương đình hiệp, vấn đề của bạn chuyentuvanluat,com xin trả lời như sau:
        Để chuyển khẩu từ Tuyên Quang sang Yên Bái bạn chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến. Thủ tục thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thường trú theo quy định tại cơ quan công an cấp xã.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Nghĩa!
        Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Thủ tục chuyển hộ khẩu từ huyện này sang huyện khác nhưng trong tỉnh được thực hiện qua các bước và cần các loại giấy tờ sau:
        Bước 1. Xin giấy chuyển hộ khẩu
        Căn cứ theo Điều 28 Luật Cư trú 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
        1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
        2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
        a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
        b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
        3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
        a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
        b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
        4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
        5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
        Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
        Bước 2. Đăng ký thường trú tại nơi ở mới.
        Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
        Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
        Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên;
        Giấy chuyển hộ khẩu;
        Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
        Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên.
        Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
        Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) về điều kiện diện tích tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

        Các trường hợp sau không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ đó:
        – Ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau;
        – Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.

        Sau đó nộp hồ sơ tại:
        -Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
        -Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
        Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.
        Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
        Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
        Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
        Bước 3. Xóa đăng ký thường trú
        Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu và Sổ đăng ký thường trú.
        Trường hợp đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú, cụ thể:
        Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh:
        – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi chuyển đến, Công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:
        Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).
        Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
        – Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:
        Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp vẫn còn thắc mắc đối với vấn đề của bạn, hãy liên hệ trực tiếp hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Vĩnh Phúc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
      Do đó bước đầu tiên bạn cần làm hồ sơ xin cấp giẩy chuyển hộ khẩu gửi đến Trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
      Sau khi chuyển đến tỉnh mới, bạn nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh
      Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
      Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
      Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú 2006;
      Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Liên hệ Hotline 1900 63 63 87 trong trường hợp còn vướng mắc để được tư vấn trực tiếp

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Phạm Thị Liễu
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Nhập hộ khẩu hay Đăng ký thường trú được quy định tại Chương III Luật Cư trú. Theo đó, đăng ký thường trú được hiểu là việc chuyển vào sinh sống tại một địa chỉ và đăng ký ghi tên vào Sổ hộ khẩu tại địa chỉ đó.
      Như vậy, kết quả của việc đăng ký thường trú là tên người đó có trong Sổ hộ khẩu của một cá nhân hoặc hộ gia đình đang sinh sống tại địa chỉ đó. Đây cũng là phần việc cần thực hiện sau khi đã làm thủ tục chuyển hộ khẩu, xóa tên khỏi Sổ hộ khẩu cũ.
      Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký thường trú gồm:
      – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
      – Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
      – Giấy chuyển hộ khẩu (nếu thuộc trường hợp nêu trên);
      – Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
      Theo Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, những giấy tờ, tài liệu chứng minh đó có thể là: Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ gia đình (trường hợp đăng ký thường trú với gia đình); văn bản đồng ý cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc ý kiến đồng ý việc đó trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu…
      Trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, cá nhân được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào Sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
      Trân trọng thông tin đến bạn.

  3. Avatar
    Vinh says:

    Nhờ luật sư tư vấn:
    Hiện tại, vợ chồng và con tôi đang có khẩu ở nhà bố mẹ trên Đak Lak. Bây giờ, tôi muốn tách chuyển khẩu vợ chồng và con tôi xuống Bình Dương (chuyển khẩu khác tỉnh) thì thủ tục các bước như thế nào?
    Có thể thực hiện tách/chuyển hết cùng một lần được không?, hay là phải chuyển khẩu của tôi xuống Bình Dương trước, rồi sau đó mới chuyển tiếp được vợ và con xuống sau (nhập vào khẩu của tôi đã có).
    Xin cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Thứ nhất, đối với thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh
      Khi thực hiện chuyển khẩu khác tỉnh, bạn phải xin giấy chuyển hộ khẩu thường trú. Để xin giấy chuyển hộ khẩu, bạn phải nộp hồ sơ (bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu) đến Trưởng Công an cấp huyện nơi chuyển đến. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho bạn.
      Sau khi có giấy, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh Bình Dương. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013; Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
      Thứ hai, hiện nay, pháp luật không cấm việc chuyển khẩu cùng lúc cả hộ gia đình đến tỉnh khác. Việc cấp sổ hộ khẩu mới có thể cấp cho cả hộ gia đình. Do đó, bạn vẫn có thể chuyển khẩu cùng lúc cả hộ gia đình.
      Trân trọng cảm ơn.

  4. Avatar
    Trần thị hạnh says:

    Em muốn luật sư tư vấn giúp em và con muốn chuyển sang tỉnh khác phải làm thế nào.Trường hợp em muốn quay lại nơi ở cũ thì có khó khăn gì không mong luật sư tư vấn vấn giúp em với ah.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Hạnh
      Hiện tại chúng tôi chỉ tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai.
      Trân trọng cảm ơn bạn.

    • Avatar
      Phạm Thị Thắm says:

      Luật sư tư vấn giúp em việc chuyển khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác làm sao ạ.Em ở Quảng Nam,còn chồng em ở Bình Định.cưới nhau đã 7 năm,sinh sống ở Quảng Nam.Em và 2 con thì nhập khẩu chung vào hộ khẩu gia đình em ở Quảng Nam còn chồng em vẫn ở Bình Định.Giờ chồng em bị bệnh tâm thần nên em muốn cắt khẩu cho chồng về nhập vào hộ khẩu gia đình em để em lo giấy tờ bảo hiểm và tiện bề chăm sóc thì giờ phải làm thế nào ạ? Hộ khẩu nhà em thì chỉ có mẹ và anh trai em thôi ạ. Và đã được anh trai em đồng ý.
      Em chân thành cảm ơn luật sư ạ.!

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Hạnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyetuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Bạn sẽ tiến hành các thủ tục cắt khẩu (cấp Giấy chuyển hộ khẩu) sau đó nhập khẩu (đăng ký thường trú) ở nơi ở mới và cuối cùng là xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ.
        Thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)
        Bước 1: Công dân thuộc các đối tượng nêu trên chuẩn bị hồ sơ gồm:
        Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ghi rõ tại Mục 15. Nôi dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Cấp giấy chuyển hộ khẩu.
        + Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và Sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu Sổ hộ khẩu cũ khi cấp Sổ hộ khẩu mới;
        + Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
        Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
        Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

        Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
        Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
        Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
        Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
        Thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu)
        Sau khi được cấp giấy chuyển hộ khẩu, công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới như sau:
        Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
        Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
        Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên;
        Giấy chuyển hộ khẩu;
        Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
        Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên.
        Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
        Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) về điều kiện diện tích tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
        Các trường hợp sau không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ đó:

        – Ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau;

        – Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.

        Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

        Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
        Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
        Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.
        Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
        Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
        Xóa đăng ký thường trú
        Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu và Sổ đăng ký thường trú.

        Trường hợp đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú, cụ thể:

        Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh
        – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi chuyển đến, Công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:
        Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).
        Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh
        – Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:

        Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).
        Quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú.
        Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết hoặc liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.
        Xin cảm ơn./.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Lê Văn Kỷ! Đối với trường hợp của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Lệ phí đăng ký cư trú thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Căn cứ để xác định mức thu lệ phí theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì: Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
      – Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.
      – Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời. Trân trọng!

  5. Avatar
    Minh says:

    Chào ls:ls cho e hỏi là e muốn chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác,e đã có đầy đủ hồ sơ từ giấy chuyển hộ khẩu và nhập vào nhà bác e.hôm lên nộp hồ sơ có cả bác e mang hộ khẩu đi cùng và lên khai các thông tin trên xã,mà công an xã lại trả lại hết cả cccd,shk của e và cả shk nhà bác e và nói là phải chuyển cái giấy xác nhận về địa phương nơi ở cũ xác nhận,khi nào nơi ở cũ xác nhận cong chuyển lại sang nơi ở mới thì lúc ấy mới trả lời được ,mà từ hôm đấy đến bây giờ là hơn 20 ngày rồi,lên hỏi thì các anh ý bảo là nơi cũ chưa thấy chuyển sang.vậy nên e muốn xin lời tư vấn của ls ạ.e xin chân thành cám ơn.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Trong trường hợp quá lâu nhưng không nhận được kết quả giải quyết của UBND thì bạn có thể làm đơn khiếu nại, yêu cầu UBND nhanh chóng giải quyết.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *