Luật Hợp Đồng

Thủ tục chuyển giao hợp đồng khi công ty bị sáp nhập

Sáp nhập công ty là một hình thức tập trung kinh tế, khi sáp nhập bên cạnh việc chuẩn bị các thủ tục sáp nhập để việc sáp nhập thành công thì các vấn đề thủ tục chuyển giao hợp đồng khi công ty bị sáp nhập cũng cần được lưu ý. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, luật sư hợp đồng sẽ giải quyết vấn đề này bên dưới:

Chuyển giao hợp đồng khi công ty bị sáp nhập

Chuyển giao hợp đồng khi công ty bị sáp nhập

Lập danh sách hợp đồng và tiến độ thực hiện hợp đồng khi hai bên (nhận sáp nhập và bị sáp nhập) tiến hành thủ tục sáp nhập

Khi tiến hành sáp nhập công ty theo quy định tại Điều 201 luật Doanh nghiệp 2020, bên cạnh việc chuẩn bị thủ tục sáp nhập theo quy định của pháp luật, bên bị sáp nhập cần lập danh sách hợp đồng, tiến độ thực hiện hợp đồng của mình để chuyển giao cho bên nhận sáp nhập. Sự thành công của việc chuyển giao hợp đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng dưới góc độ  pháp luật thì việc chuyển giao hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi việc chuyển giao này đáp ứng được các quy định của pháp luật.Các điều kiện để việc chuyển giao hợp đồng có thể được công nhận có giá trị pháp lý có thể được xác định như sau:

  • Hợp đồng được chuyển giao là hợp đồng có hiệu lực;
  • Việc chuyển giao được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật;
  • Các bên tham gia việc chuyển giao hợp đồng phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về tư cách chủ thể, ý chí tự nguyện…

Thỏa thuận thống nhất về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của công ty bị sáp nhập

Khi tiến hành sáp nhập công ty, bên bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động, theo đó bên nhận sáp nhập sẽ thay thế cho bên bị sáp nhập thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng. Bên nhận sáp nhập sẽ tham gia hợp đồng với tư cách là bên bị sáp nhập trong các hợp đồng đấy. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, bên bị sáp nhập và nhận sáp nhập thỏa thuận thống nhất với nhau về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của công ty bị sáp nhập để tránh xảy ra bất kỳ sự tranh chấp nào.

Thỏa thuận thống nhất về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của công ty bị sáp nhập

Thông báo và đề xuất hướng giải quyết hợp đồng với đối tác

Việc sáp nhập nên thông báo cho bên  đối tác  biết về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ có liên quan trong hợp đồng giữa đối tác và bên bị sáp nhập. Yêu cầu này là cần thiết để bên đối tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình kịp thời và thuận lợi. Việc thông báo không được xem như điều kiện cần thiết cho việc sáp nhập có hiệu lực. Nếu không thông báo của bên chuyển quyền, tuy không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của việc chuyển giao quyền yêu cầu nhưng có thể dẫn đến hậu quả là bên có đối tác có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận sáp nhập.

Sau khi thông báo cho đối tác biết về việc sáp nhập, cần đưa ra hướng giải quyết hợp đồng với đối tác. Theo quy định về việc sáp nhập, thì bên nhận sáp nhập sẽ thay thế bên bị sáp nhập thực hiện quyền và nghĩa vụ có liên quan trong hợp đồng với đối tác.

Tổ chức họp ba bên và thống nhất phương án giải quyết hợp đồng

thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

Thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, khi được sáp nhập công ty bị sáp nhập sẽ chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình cho công ty nhận sáp nhập, trong đó có các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng đối với người thứ ba. Việc sáp nhập này có ảnh hưởng đến bên thứ ba, vì thế các bên cần thông báo và tiến hành thỏa thuận với nhau, khi đó bên bị sáp nhập sẽ chuyển giao chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho bên nhận sáp nhập và bên nhận sáp nhập sẽ thay bên bị sáp nhập thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đối với bên thứ ba.

Chấm dứt hợp đồng

Các bên quy định trường hợp chấm dứt hợp đồng của từng chủ thể và việc thanh toán khoản tiền khi tạm ngừng hay chấm dứt hợp đồng. Khi sáp nhập, bên nhận sáp nhập sẽ thay thế bên bị sáp nhập để thực hiện các quy định về chấm dứt hợp đồng và các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận lại với nhau và phải được sự đồng ý từ các bên.

Tranh chấp và thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp

Hợp đồng là một sự thỏa thuận của các bên nên thường xuyên xảy ra tranh chấp, đặc biệt khi có sự thay thế về chủ thể đề thực hiện hợp đồng, vì vậy các bên cần thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng để giải quyết cho phù hợp. Một số phương thức giải quyết như thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng trọng tài, Tòa án.

tranh chấp và thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp

Tranh chấp và thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp

Thông tin luật sư liên hệ

Công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

  • Email : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 63.63.87
  • Fanpage : LUẬT LONG PHAN
  • Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
  1. Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  2. Văn phòng tư vấn Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về thủ tục chuyển giao hợp đồng khi công ty bị sáp nhập. Nếu Quý độc giả cần hỗ trợ gửi hồ sơ, tài liệu tư vấn hoặc cần đặt lịch luật sư tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết